Tối 6/11, tại Cung thể thao tổng hợp Quần ngựa, môn dancesport của Đại hội thể thao châu Á trong nhà (AIG III) đã chính thức khai mạc.
Đội tuyển dancesport Việt Nam gồm các cặp nhảy Phan Hồng Việt-Hoàng Thu Trang; Ngô Minh Đức-Cao Thị Vân Diễm; Dương Văn Minh-Đinh Thị Khánh Chi; Nguyễn Hải Anh-Nguyễn Trọng Nhã Uyên; Nguyễn Đoàn Minh Trường-Nguyễn Hồng Thi; Đinh Ngọc Tú-Đặng Thu Hương.
Các cặp nhảy nước chủ nhà đối đầu với 46 đôi vũ công đến từ 15 quốc gia, trong đó có những cặp nhảy danh tiếng, đạt đẳng cấp châu lục và quốc tế, nhất là các cặp nhảy đến từ Trung Quốc và Nhật Bản - những cường quốc về dancesport.
Các đôi vũ công thi đấu ở hai thể loại Latin và Standard với các điệu nhảy Rumba, Paso Doble, Jive, Cha Cha Cha, Samba; Viennese Waltz, Slow Foxtrot, Waltz, Tango và Quicksteps.
Hai đôi nhảy hàng đầu của làng dancesport Việt Nam tại AIG III là Hải Anh, Nhã Uyên và Minh Trường, Hồng Thi, tiếp tục thi đấu ở hai thể loại khác nhau. Hải Anh, Nhã Uyên tranh tài ở thể loại Standard còn Minh Trường, Hồng Thi thi đấu ở thể loại Latin.
Hai đôi nhảy này được kỳ vọng sẽ đem "Vàng" về cho đoàn thể thao Việt Nam.
Cũng trong ngày 6/11, những hi vọng của đội tuyển bơi nước chủ nhà tại AIG III lần lượt rời cuộc chơi, khi không có kình ngư nào của Việt Nam qua mặt được các đối thủ đến từ Kazakhstan, Trung Quốc, Hongkong, Hàn Quốc, Thái Lan, Uzbekistan, Ấn Độ, Philippines, Iran để lọt vào vòng chung kết.
Đến ngày thi đấu thứ ba ở bộ môn này, Việt Nam vẫn dừng ở thành tích 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng do công của Nguyễn Hữu Việt. Có thể nói đây là ngày ảm đạm của đội tuyển bơi Việt Nam.
Chiều 6/11, kết thúc môn thi biểu diễn Jujitshu/Beltwrestling, đoàn Thể thao Việt Nam đã có thêm 3 huy chương vàng trong ngày thi cuối cùng ở nội dung thi Beltwrestling (cổ điển và tự do) và đứng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng các đội tham gia.
Chiếc huy chương vàng đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam ở nội dung Beltwrestling là của vận động viên Bùi Thị Khánh Dư (hạng cân dưới 66 kg) sau khi vượt qua Eonk Yung Kim của Hàn Quốc.
Huy chương vàng tiếp theo là của vận động viên Phạm Đức Thắng (hạng cân dưới 66kg) sau ba trận toàn thắng, khi lần lượt vượt qua Abdulaev Jahongir của Uzbekistan 5-0 Ali-H-Hussain của Iraq 5-0 và Ali-H-Hussain với tỷ số 1-0.
Chiếc huy chương vàng cuối cùng của đoàn Thể thao Việt Nam ở nội dung Beltwrestling là của vận động viên Phạm Văn Hiệp ở hạng cân dưới 100kg cũng sau ba trận toàn thắng trong ngày.
Ngoài ra, đoàn Thể thao Việt Nam còn giành thêm được 1 huy chương bạc và 6 huy chương đồng ở những hạng cân còn lại.
Với kết quả này, đoàn Thể thao Việt Nam kết thúc nội dung thi Jujitshu/Beltwrestling với vị trí thứ hai toàn đoàn sau khi giành được 6 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 7 huy chương đồng.
Đứng thứ nhất ở môn thi này thuộc về đoàn Iran với 8 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 4 huy chương đồng.
Tại AIG III, Jujitshu/Beltwrestling là môn võ được đưa vào chương trình thi đấu biểu diễn và không tính huy chương trong bảng tổng sắp.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở bộ môn bowling, Hàn Quốc đang nhắm tới cả hai chiếc huy chương vàng còn lại ở hai nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ bởi cả hai đội nam và nữ của Hàn Quốc đều kết thúc các trận đấu vòng loại và tứ kết với số điểm rất cao, dẫn đầu các đội.
Đối thủ của nữ Hàn Quốc ở bán kết sẽ là đội nữ Hongkong, đội được đánh giá cao trước giải, tuy nhiên đã thi đấu không thành công ở các nội dung trước đó.
So với đội nữ, thì đội nam của Hàn Quốc có ít hy vọng đoạt huy chương vàng ở nội dung đồng đội nam hơn. Bởi đối thủ ở bán kết ngày mai 7/11 của họ là đội nam của Các tiểu vương Quốc Arập (UAE), đội có đến 2 vận động viên vừa đem về 2 chiếc huy chương vàng ở đơn nam và đôi nam.
Dù vậy, đội nam của Hàn Quốc đã thể hiện sức mạnh đồng đều của họ trong các trận đấu trước đó tại giải này.
Cuối cùng Thái Lan đã có được chiếc huy chương vàng ở môn Billiards & Snooker. Đó là chiếc huy chương vàng ở nội dung Billiards Anh đơn nam, do tay cơ Chaithanasakul Praprut giành được sau khi đánh bại Peter Edward của Singapore với tỷ số 3-2.
Chaithanasakul Praprut hiện là tay cơ số 1 Thái Lan từng 2 lần vô địch Billiards châu Á vào năm 2002 tại Busan và năm 2006 tại Doha; huy chương vàng AIG II - Macau 2007.
Tay cơ Peter Edward của Singapore giành huy chương bạc và tay cơ Advani Pankaj Arjan của Ấn Độ giành huy chương đồng./.
Đội tuyển dancesport Việt Nam gồm các cặp nhảy Phan Hồng Việt-Hoàng Thu Trang; Ngô Minh Đức-Cao Thị Vân Diễm; Dương Văn Minh-Đinh Thị Khánh Chi; Nguyễn Hải Anh-Nguyễn Trọng Nhã Uyên; Nguyễn Đoàn Minh Trường-Nguyễn Hồng Thi; Đinh Ngọc Tú-Đặng Thu Hương.
Các cặp nhảy nước chủ nhà đối đầu với 46 đôi vũ công đến từ 15 quốc gia, trong đó có những cặp nhảy danh tiếng, đạt đẳng cấp châu lục và quốc tế, nhất là các cặp nhảy đến từ Trung Quốc và Nhật Bản - những cường quốc về dancesport.
Các đôi vũ công thi đấu ở hai thể loại Latin và Standard với các điệu nhảy Rumba, Paso Doble, Jive, Cha Cha Cha, Samba; Viennese Waltz, Slow Foxtrot, Waltz, Tango và Quicksteps.
Hai đôi nhảy hàng đầu của làng dancesport Việt Nam tại AIG III là Hải Anh, Nhã Uyên và Minh Trường, Hồng Thi, tiếp tục thi đấu ở hai thể loại khác nhau. Hải Anh, Nhã Uyên tranh tài ở thể loại Standard còn Minh Trường, Hồng Thi thi đấu ở thể loại Latin.
Hai đôi nhảy này được kỳ vọng sẽ đem "Vàng" về cho đoàn thể thao Việt Nam.
Cũng trong ngày 6/11, những hi vọng của đội tuyển bơi nước chủ nhà tại AIG III lần lượt rời cuộc chơi, khi không có kình ngư nào của Việt Nam qua mặt được các đối thủ đến từ Kazakhstan, Trung Quốc, Hongkong, Hàn Quốc, Thái Lan, Uzbekistan, Ấn Độ, Philippines, Iran để lọt vào vòng chung kết.
Đến ngày thi đấu thứ ba ở bộ môn này, Việt Nam vẫn dừng ở thành tích 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng do công của Nguyễn Hữu Việt. Có thể nói đây là ngày ảm đạm của đội tuyển bơi Việt Nam.
Chiều 6/11, kết thúc môn thi biểu diễn Jujitshu/Beltwrestling, đoàn Thể thao Việt Nam đã có thêm 3 huy chương vàng trong ngày thi cuối cùng ở nội dung thi Beltwrestling (cổ điển và tự do) và đứng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng các đội tham gia.
Chiếc huy chương vàng đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam ở nội dung Beltwrestling là của vận động viên Bùi Thị Khánh Dư (hạng cân dưới 66 kg) sau khi vượt qua Eonk Yung Kim của Hàn Quốc.
Huy chương vàng tiếp theo là của vận động viên Phạm Đức Thắng (hạng cân dưới 66kg) sau ba trận toàn thắng, khi lần lượt vượt qua Abdulaev Jahongir của Uzbekistan 5-0 Ali-H-Hussain của Iraq 5-0 và Ali-H-Hussain với tỷ số 1-0.
Chiếc huy chương vàng cuối cùng của đoàn Thể thao Việt Nam ở nội dung Beltwrestling là của vận động viên Phạm Văn Hiệp ở hạng cân dưới 100kg cũng sau ba trận toàn thắng trong ngày.
Ngoài ra, đoàn Thể thao Việt Nam còn giành thêm được 1 huy chương bạc và 6 huy chương đồng ở những hạng cân còn lại.
Với kết quả này, đoàn Thể thao Việt Nam kết thúc nội dung thi Jujitshu/Beltwrestling với vị trí thứ hai toàn đoàn sau khi giành được 6 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 7 huy chương đồng.
Đứng thứ nhất ở môn thi này thuộc về đoàn Iran với 8 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 4 huy chương đồng.
Tại AIG III, Jujitshu/Beltwrestling là môn võ được đưa vào chương trình thi đấu biểu diễn và không tính huy chương trong bảng tổng sắp.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở bộ môn bowling, Hàn Quốc đang nhắm tới cả hai chiếc huy chương vàng còn lại ở hai nội dung đồng đội nam và đồng đội nữ bởi cả hai đội nam và nữ của Hàn Quốc đều kết thúc các trận đấu vòng loại và tứ kết với số điểm rất cao, dẫn đầu các đội.
Đối thủ của nữ Hàn Quốc ở bán kết sẽ là đội nữ Hongkong, đội được đánh giá cao trước giải, tuy nhiên đã thi đấu không thành công ở các nội dung trước đó.
So với đội nữ, thì đội nam của Hàn Quốc có ít hy vọng đoạt huy chương vàng ở nội dung đồng đội nam hơn. Bởi đối thủ ở bán kết ngày mai 7/11 của họ là đội nam của Các tiểu vương Quốc Arập (UAE), đội có đến 2 vận động viên vừa đem về 2 chiếc huy chương vàng ở đơn nam và đôi nam.
Dù vậy, đội nam của Hàn Quốc đã thể hiện sức mạnh đồng đều của họ trong các trận đấu trước đó tại giải này.
Cuối cùng Thái Lan đã có được chiếc huy chương vàng ở môn Billiards & Snooker. Đó là chiếc huy chương vàng ở nội dung Billiards Anh đơn nam, do tay cơ Chaithanasakul Praprut giành được sau khi đánh bại Peter Edward của Singapore với tỷ số 3-2.
Chaithanasakul Praprut hiện là tay cơ số 1 Thái Lan từng 2 lần vô địch Billiards châu Á vào năm 2002 tại Busan và năm 2006 tại Doha; huy chương vàng AIG II - Macau 2007.
Tay cơ Peter Edward của Singapore giành huy chương bạc và tay cơ Advani Pankaj Arjan của Ấn Độ giành huy chương đồng./.
(TTXVN/Vietnam+)