Tối 14/10, tiếng trống khai hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm-Ninh Thuận 2012 đã bắt đầu vang lên đầy sôi động, hào hứng tại khu di tích tháp Pô Klong Garai.
Trong thời khắc khai hội, không gian linh thiêng từ các đền tháp cộng với tiếng kèn Saranai réo rắt, tiếng trống Paranưng sôi động nhịp nhàng cùng với các điệu múa truyền thống uyển chuyển, sắc màu trang phục đặc sắc của đồng bào các dân tộc Chăm đã lôi cuốn mọi người cùng hoàn quyện sâu đậm vào nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm.
Các giá trị văn hóa được các dân tộc Chăm đến từ mọi miền của Tổ quốc đưa đến ngày hội thật đặc sắc, tái hiện đầy đủ và lan tỏa sâu rộng trong không gian văn hóa Chăm.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm-Ninh Thuận 2012 được tổ chức đúng vào dịp lễ hội Katê của dân tộc Chăm, qua đó càng nhân lên giá trị, sức sống của văn hóa Chăm trong văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để giao lưu, tăng cường tình đoàn kết, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, quảng bá, giới thiệu về dân tộc Chăm, mà còn là dịp để có thêm những nghiên cứu, hoạt động thiết thực, góp phần chăm lo đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm.
Theo ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những năm qua Đảng, Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có dân tộc Chăm. Các lễ hội đặc sắc gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng, lao động sản xuất được duy trì, phát huy trong cộng đồng và đã trở thành nét đẹp đáng trân trọng.
Những nghề thủ công truyền thống đang góp phần đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bào Chăm. Diện mạo và đời sống văn hóa, kinh tế các làng Chăm đã có những chuyển biến tích cực, hòa nhịp cùng với sự phát triển của đất nước. Văn hóa dân tộc Chăm là bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, mang sắc màu riêng trong sự thống nhất của văn hóa Việt./.
Trong thời khắc khai hội, không gian linh thiêng từ các đền tháp cộng với tiếng kèn Saranai réo rắt, tiếng trống Paranưng sôi động nhịp nhàng cùng với các điệu múa truyền thống uyển chuyển, sắc màu trang phục đặc sắc của đồng bào các dân tộc Chăm đã lôi cuốn mọi người cùng hoàn quyện sâu đậm vào nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm.
Các giá trị văn hóa được các dân tộc Chăm đến từ mọi miền của Tổ quốc đưa đến ngày hội thật đặc sắc, tái hiện đầy đủ và lan tỏa sâu rộng trong không gian văn hóa Chăm.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm-Ninh Thuận 2012 được tổ chức đúng vào dịp lễ hội Katê của dân tộc Chăm, qua đó càng nhân lên giá trị, sức sống của văn hóa Chăm trong văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để giao lưu, tăng cường tình đoàn kết, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, quảng bá, giới thiệu về dân tộc Chăm, mà còn là dịp để có thêm những nghiên cứu, hoạt động thiết thực, góp phần chăm lo đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm.
Theo ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những năm qua Đảng, Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có dân tộc Chăm. Các lễ hội đặc sắc gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng, lao động sản xuất được duy trì, phát huy trong cộng đồng và đã trở thành nét đẹp đáng trân trọng.
Những nghề thủ công truyền thống đang góp phần đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bào Chăm. Diện mạo và đời sống văn hóa, kinh tế các làng Chăm đã có những chuyển biến tích cực, hòa nhịp cùng với sự phát triển của đất nước. Văn hóa dân tộc Chăm là bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, mang sắc màu riêng trong sự thống nhất của văn hóa Việt./.
Công Thử (TTXVN)