Gần đến Tết Nguyên đán, tại các vùng chuyên canh cây có múi của tỉnh Sóc Trăng, cụ thể là huyện Mỹ Tú, giá các loại trái cây này đã bắt đầu nhích lên, hứa hẹn cho người trồng một cái Tết no đủ.
Năm nay, người trồng quýt đường ở xã Hưng Phú (huyện Mỹ Tú) tiếp tục thắng lớn về năng suất và giá bán. Giá quýt đường bán tại vườn ở mức 10.000 - 15.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Đây là niên vụ thứ hai mà người trồng quýt đường ở Hưng Phú thu lãi cao trong những ngày giáp Tết.
Hưng Phú là địa phương có vườn chuyên canh quýt đường lớn nhất của huyện Mỹ Tú, thu hút gần trăm hộ tham gia, trung bình mỗi hộ trồng ít nhất cũng 2 công (mỗi công 1.000m2), nhiều nhất có thể 2ha.
Gia đình ông Phạm Minh Tơ đã làm giàu từ cây quýt đường ở xã Hưng Phú. Ban đầu, gia đình ông chỉ cải tạo được 7.000m2 đất trồng tràm kém hiệu quả sang trồng quýt đường. Nhận thấy hiệu quả cao từ những vụ thu hoạch đầu tiên, ông đã cải tạo để phát triển thêm và đến nay diện tích trồng quýt đường của gia đình ông lên đến 15.000m2.
Năm 2010, vườn quýt đường của ông thu hoạch được 25 tấn, bán được trên 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi gần 100 triệu đồng. Năm nay, mức lãi tiếp tục được nâng lên nhờ vườn cây đã đủ tuổi, việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn năm qua, vì sản phẩm quýt đường Hưng Phú đã được thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng.
Nếu như Hưng Phú với thế mạnh là cây quýt đường, thì Long Hưng lại nổi tiếng với cây cam xoàn. Vườn cam xoàn của ông Lê Thanh Tuấn, ở ấp Tân Thành, xã Long Hưng được xếp vào loại một trong những vườn cam đạt hiệu quả kinh tế cao ở huyện Mỹ Tú.
Ông Tuấn cho biết cây cam xoàn từ lúc trồng đến cho quả phải trên hai năm, từ lúc ra hoa đến thu hoạch là chín tháng. Trung bình một cây từ ba năm trở lên có thể cho quả từ 150-200 kg/cây/vụ.
Hiện vườn cam xoàn của ông Tuấn đã được gần 10 năm, cho quả rất sai, khoảng 4-5 quả/kg. Trung bình mỗi năm ông Tuấn thu lãi vài chục triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Từ nay đến Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thu hoạch rộ và cam đạt mức giá cao nhất, giá cam được thương lái mua tận vườn từ 7.000 - 12.000 đồng/kg.
Theo ông Võ Văn Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long Hưng, do hiệu quả kinh tế cao của các loại cây có múi, nên địa phương đang tích cực vận động nông dân cải tạo vườn tạp kém hiệu quả chuyển sang trồng cây có múi.
Để động viên bà con phát triển, xã vừa thành lập Tổ hợp tác cây ăn quả Tân Thành. Hiện nay, trên địa bàn xã có những vườn cây có múi đạt giá trị trên 200 triệu đồng/ha.
Toàn xã có hơn 400ha trồng cây ăn quả, hầu hết là cây cam, quýt. Nhờ ứng dụng tốt kỹ thuật canh tác, nên diện tích vườn ở Long Hưng cho hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần đắc lực giúp bà con xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu./.
Năm nay, người trồng quýt đường ở xã Hưng Phú (huyện Mỹ Tú) tiếp tục thắng lớn về năng suất và giá bán. Giá quýt đường bán tại vườn ở mức 10.000 - 15.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Đây là niên vụ thứ hai mà người trồng quýt đường ở Hưng Phú thu lãi cao trong những ngày giáp Tết.
Hưng Phú là địa phương có vườn chuyên canh quýt đường lớn nhất của huyện Mỹ Tú, thu hút gần trăm hộ tham gia, trung bình mỗi hộ trồng ít nhất cũng 2 công (mỗi công 1.000m2), nhiều nhất có thể 2ha.
Gia đình ông Phạm Minh Tơ đã làm giàu từ cây quýt đường ở xã Hưng Phú. Ban đầu, gia đình ông chỉ cải tạo được 7.000m2 đất trồng tràm kém hiệu quả sang trồng quýt đường. Nhận thấy hiệu quả cao từ những vụ thu hoạch đầu tiên, ông đã cải tạo để phát triển thêm và đến nay diện tích trồng quýt đường của gia đình ông lên đến 15.000m2.
Năm 2010, vườn quýt đường của ông thu hoạch được 25 tấn, bán được trên 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi gần 100 triệu đồng. Năm nay, mức lãi tiếp tục được nâng lên nhờ vườn cây đã đủ tuổi, việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn năm qua, vì sản phẩm quýt đường Hưng Phú đã được thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng.
Nếu như Hưng Phú với thế mạnh là cây quýt đường, thì Long Hưng lại nổi tiếng với cây cam xoàn. Vườn cam xoàn của ông Lê Thanh Tuấn, ở ấp Tân Thành, xã Long Hưng được xếp vào loại một trong những vườn cam đạt hiệu quả kinh tế cao ở huyện Mỹ Tú.
Ông Tuấn cho biết cây cam xoàn từ lúc trồng đến cho quả phải trên hai năm, từ lúc ra hoa đến thu hoạch là chín tháng. Trung bình một cây từ ba năm trở lên có thể cho quả từ 150-200 kg/cây/vụ.
Hiện vườn cam xoàn của ông Tuấn đã được gần 10 năm, cho quả rất sai, khoảng 4-5 quả/kg. Trung bình mỗi năm ông Tuấn thu lãi vài chục triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Từ nay đến Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thu hoạch rộ và cam đạt mức giá cao nhất, giá cam được thương lái mua tận vườn từ 7.000 - 12.000 đồng/kg.
Theo ông Võ Văn Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long Hưng, do hiệu quả kinh tế cao của các loại cây có múi, nên địa phương đang tích cực vận động nông dân cải tạo vườn tạp kém hiệu quả chuyển sang trồng cây có múi.
Để động viên bà con phát triển, xã vừa thành lập Tổ hợp tác cây ăn quả Tân Thành. Hiện nay, trên địa bàn xã có những vườn cây có múi đạt giá trị trên 200 triệu đồng/ha.
Toàn xã có hơn 400ha trồng cây ăn quả, hầu hết là cây cam, quýt. Nhờ ứng dụng tốt kỹ thuật canh tác, nên diện tích vườn ở Long Hưng cho hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần đắc lực giúp bà con xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu./.
Chanh Đa (TTXVN/Vietnam+)