Niên khóa 2010-2011 đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp, số sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ gia tăng, chạm ngưỡng kỷ lục mọi thời đại.
Đây là kết quả báo cáo mới công bố của Viện Giáo dục quốc tế (IIE) nhân tuần lễ giáo dục quốc tế tại Mỹ.
Báo cáo của IEE có tên gọi "Mở cửa trao đổi giáo dục quốc tế," dựa trên khảo sát đối với 3.000 cơ sở giáo dục và đào tạo trên toàn nước Mỹ, được công bố định kỳ hàng năm dưới sự bảo trợ của Cục Giáo dục và Văn hóa Mỹ.
Trên thực tế, số sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ liên tục tăng dần trở lại, kể từ khi chứng kiến giai đoạn sụt giảm lượng sinh viên những năm sau ngày 11/9 vừa qua. Ước tính, trong tổng số sinh viên tại Mỹ hiện nay, số sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4%.
Trong niên khóa 2010-2011, số sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ chạm ngưỡng kỷ lục 723.277 người, chỉ thấp hơn 2% so với lượng sinh viên Mỹ học tập ở các trường cao đẳng và đại học ở nước ngoài trong giai đoạn cùng kỳ.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về số sinh viên du học tại Mỹ trong niên khóa 2010-2011 với 157.000 sinh viên, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp nước này giữ vững ngôi vị đó. Đứng thứ hai và thứ ba là Ấn Độ và Hàn Quốc. Ước tính, số sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm tới 46% tổng số sinh viên nước ngoài đang học tập tại Mỹ.
Ngoài ba vị trí dẫn đầu, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng sinh viên du học tại Mỹ đáng chú ý là Canada, Đài Loan, Arập Xêút và Nhật Bản. Báo cáo ghi nhận, số sinh viên Arập Xêút tăng là nhờ các chương trình học bổng hỗ trợ du học của chính phủ nước này trong vài năm qua, trong khi lượng sinh viên từ Nhật Bản và Kenia cũng tăng trưởng ở mức hai con số.
Báo cáo của IEE cũng dẫn số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho biết các sinh viên nước ngoài đã đóng góp tổng cộng trên 21 tỷ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo khảo sát, 63% sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ là nhờ nguồn tài chính từ gia đình hoặc cá nhân. California, New York, Texas, Massachusetts và Illinos là các bang được các sinh viên quốc tế lựa chọn nhiều nhất để học tập tại Mỹ, trong đó University of Southern California liên tục giữ vững ngôi vị là trường Đại học thu hút được nhiều sinh viên quốc tế nhất, với 8.000 sinh viên trong niên khóa 2010-2011, theo sau là University of Illinois và New York University.
Ba ngành học được nhiều sinh viên quốc tế theo học nhất tại Mỹ trong niên khóa vừa qua là kinh doanh, quản lý và kỹ sư, khi thu hút tới 40% tổng số sinh viên quốc tế.
Ở chiều ngược lại, tổng số sinh viên Mỹ học tập ở nước ngoài cũng tăng tới 88% trong vòng 10 năm qua. Trợ lý Ngoại giao Mỹ, Ann Stock cho biết quốc gia này đã xây dựng một số chương trình liên bang để hỗ trợ các công dân Mỹ du học nước ngoài, như chương trình học bổng Fulbright Scholar Programme, Humphry Fellowship Programme, Gilman International Scholarship và Critical Language Scholarships.
Bốn địa điểm được các sinh viên Mỹ lựa chọn du học nhiều nhất là Anh, Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Trung Quốc cũng đã thay thế Mexico trở thành điểm đến "tầm sư học đạo" thứ năm của các sinh viên Mỹ.
Ước tính, số sinh viên Mỹ tới Trung Quốc học tập đã tăng đáng kể, từ mức chỉ dưới 3.000 sinh viên 10 năm trước lên 14.000 sinh viên trong niên khóa 2009-2010. Bên cạnh đó, số sinh viên Mỹ tới Ấn Độ, Israel hay New Zealand cũng tăng hai con số, cho dù thực tế lượng sinh viên Mỹ tới châu Á học tập chưa thể sánh với số sinh viên châu Á đang học tập tại Mỹ./.
Đây là kết quả báo cáo mới công bố của Viện Giáo dục quốc tế (IIE) nhân tuần lễ giáo dục quốc tế tại Mỹ.
Báo cáo của IEE có tên gọi "Mở cửa trao đổi giáo dục quốc tế," dựa trên khảo sát đối với 3.000 cơ sở giáo dục và đào tạo trên toàn nước Mỹ, được công bố định kỳ hàng năm dưới sự bảo trợ của Cục Giáo dục và Văn hóa Mỹ.
Trên thực tế, số sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ liên tục tăng dần trở lại, kể từ khi chứng kiến giai đoạn sụt giảm lượng sinh viên những năm sau ngày 11/9 vừa qua. Ước tính, trong tổng số sinh viên tại Mỹ hiện nay, số sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4%.
Trong niên khóa 2010-2011, số sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ chạm ngưỡng kỷ lục 723.277 người, chỉ thấp hơn 2% so với lượng sinh viên Mỹ học tập ở các trường cao đẳng và đại học ở nước ngoài trong giai đoạn cùng kỳ.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về số sinh viên du học tại Mỹ trong niên khóa 2010-2011 với 157.000 sinh viên, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp nước này giữ vững ngôi vị đó. Đứng thứ hai và thứ ba là Ấn Độ và Hàn Quốc. Ước tính, số sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm tới 46% tổng số sinh viên nước ngoài đang học tập tại Mỹ.
Ngoài ba vị trí dẫn đầu, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng sinh viên du học tại Mỹ đáng chú ý là Canada, Đài Loan, Arập Xêút và Nhật Bản. Báo cáo ghi nhận, số sinh viên Arập Xêút tăng là nhờ các chương trình học bổng hỗ trợ du học của chính phủ nước này trong vài năm qua, trong khi lượng sinh viên từ Nhật Bản và Kenia cũng tăng trưởng ở mức hai con số.
Báo cáo của IEE cũng dẫn số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho biết các sinh viên nước ngoài đã đóng góp tổng cộng trên 21 tỷ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo khảo sát, 63% sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ là nhờ nguồn tài chính từ gia đình hoặc cá nhân. California, New York, Texas, Massachusetts và Illinos là các bang được các sinh viên quốc tế lựa chọn nhiều nhất để học tập tại Mỹ, trong đó University of Southern California liên tục giữ vững ngôi vị là trường Đại học thu hút được nhiều sinh viên quốc tế nhất, với 8.000 sinh viên trong niên khóa 2010-2011, theo sau là University of Illinois và New York University.
Ba ngành học được nhiều sinh viên quốc tế theo học nhất tại Mỹ trong niên khóa vừa qua là kinh doanh, quản lý và kỹ sư, khi thu hút tới 40% tổng số sinh viên quốc tế.
Ở chiều ngược lại, tổng số sinh viên Mỹ học tập ở nước ngoài cũng tăng tới 88% trong vòng 10 năm qua. Trợ lý Ngoại giao Mỹ, Ann Stock cho biết quốc gia này đã xây dựng một số chương trình liên bang để hỗ trợ các công dân Mỹ du học nước ngoài, như chương trình học bổng Fulbright Scholar Programme, Humphry Fellowship Programme, Gilman International Scholarship và Critical Language Scholarships.
Bốn địa điểm được các sinh viên Mỹ lựa chọn du học nhiều nhất là Anh, Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Trung Quốc cũng đã thay thế Mexico trở thành điểm đến "tầm sư học đạo" thứ năm của các sinh viên Mỹ.
Ước tính, số sinh viên Mỹ tới Trung Quốc học tập đã tăng đáng kể, từ mức chỉ dưới 3.000 sinh viên 10 năm trước lên 14.000 sinh viên trong niên khóa 2009-2010. Bên cạnh đó, số sinh viên Mỹ tới Ấn Độ, Israel hay New Zealand cũng tăng hai con số, cho dù thực tế lượng sinh viên Mỹ tới châu Á học tập chưa thể sánh với số sinh viên châu Á đang học tập tại Mỹ./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)