Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ nữ Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây về ung thư cho thấy số người mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng tăng lên.
Thông tin trên đã được đưa ra tại cuộc Hội thảo phổ biến kết quả dự án tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung, tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, tiến sỹ Trần Văn Thuấn, Phó chủ nhiệm chương trình Ung thư Quốc gia cho biết, năm 2010, tại Việt Nam có hơn 5.600 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung được chẩn đoán và tỷ lệ mắc mới bệnh này là 13,6/100.000 phụ nữ.
Đặc biệt, Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung cao nhất cả nước, với mức 21,5/100.000 phụ nữ. Đứng thứ hai về tỷ lệ mắc này là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp ở vị trí thứ ba.
Các chuyên gia dự báo, nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết do bệnh này sẽ tăng thêm 25%.
Mô hình sàng lọc để phát hiện sớm và điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung đã được PATH (một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế) phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em triển khai tại các tỉnh Thanh Hóa, Huế và Cần Thơ… Việc đẩy mạnh việc ưu tiên sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể cứu sống hàng ngàn phụ nữ chết mỗi năm vì căn bệnh này.
Bà Mona Byrkit, Trưởng đại diện tổ chức PATH tại Việt Nam cho biết, mô hình sàng lọc đã cho thấy tính khả thi và được sự đồng thuận từ cả nhà cung cấp dịch vụ và phụ nữ. Điều này sẽ tạo nền móng cho một chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung bền vững ở Việt Nam.
Từ năm 2008-2010, đã có hơn 70.000 phụ nữ ở lứa tuổi 35-60 được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại nhiều địa phương. Kết quả chẩn đoán tế bào học cổ tử cung cho thấy chỉ có gần 22% phụ nữ bình thường, 73% phụ nữ có viêm nhiễm cổ tử cung, phát hiện 14 trường hợp ung thư cổ tử cung.
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam.
Khảo sát của viện nghiên cứu phòng chống ung thư tại 5 trung tâm ung thư lớn trong toàn quốc cho thấy, gần 54% bệnh nhân ung thư đến khám và chữa bệnh đã ở vào giai đoạn muộn.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là phụ nữ chưa ý thức được việc cần phải khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến cho rằng việc tiêm vắcxin phòng ngừa cho các em gái và những phụ nữ trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục là cần thiết để giảm số người mắc mới ung thư cổ tử cung. Bởi vắcxin này phòng ngừa được sự nhiễm các virus sinh u nhú ở người gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, việc liên tục sàng lọc những phụ nữ đã được tiêm phòng cũng như chưa được tiêm phòng cũng cần được đẩy mạnh để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và điều trị các tổn thương này kịp thời./.
Thông tin trên đã được đưa ra tại cuộc Hội thảo phổ biến kết quả dự án tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung, tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, tiến sỹ Trần Văn Thuấn, Phó chủ nhiệm chương trình Ung thư Quốc gia cho biết, năm 2010, tại Việt Nam có hơn 5.600 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung được chẩn đoán và tỷ lệ mắc mới bệnh này là 13,6/100.000 phụ nữ.
Đặc biệt, Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung cao nhất cả nước, với mức 21,5/100.000 phụ nữ. Đứng thứ hai về tỷ lệ mắc này là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp ở vị trí thứ ba.
Các chuyên gia dự báo, nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết do bệnh này sẽ tăng thêm 25%.
Mô hình sàng lọc để phát hiện sớm và điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung đã được PATH (một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế) phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em triển khai tại các tỉnh Thanh Hóa, Huế và Cần Thơ… Việc đẩy mạnh việc ưu tiên sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể cứu sống hàng ngàn phụ nữ chết mỗi năm vì căn bệnh này.
Bà Mona Byrkit, Trưởng đại diện tổ chức PATH tại Việt Nam cho biết, mô hình sàng lọc đã cho thấy tính khả thi và được sự đồng thuận từ cả nhà cung cấp dịch vụ và phụ nữ. Điều này sẽ tạo nền móng cho một chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung bền vững ở Việt Nam.
Từ năm 2008-2010, đã có hơn 70.000 phụ nữ ở lứa tuổi 35-60 được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại nhiều địa phương. Kết quả chẩn đoán tế bào học cổ tử cung cho thấy chỉ có gần 22% phụ nữ bình thường, 73% phụ nữ có viêm nhiễm cổ tử cung, phát hiện 14 trường hợp ung thư cổ tử cung.
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam.
Khảo sát của viện nghiên cứu phòng chống ung thư tại 5 trung tâm ung thư lớn trong toàn quốc cho thấy, gần 54% bệnh nhân ung thư đến khám và chữa bệnh đã ở vào giai đoạn muộn.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là phụ nữ chưa ý thức được việc cần phải khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến cho rằng việc tiêm vắcxin phòng ngừa cho các em gái và những phụ nữ trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục là cần thiết để giảm số người mắc mới ung thư cổ tử cung. Bởi vắcxin này phòng ngừa được sự nhiễm các virus sinh u nhú ở người gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, việc liên tục sàng lọc những phụ nữ đã được tiêm phòng cũng như chưa được tiêm phòng cũng cần được đẩy mạnh để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và điều trị các tổn thương này kịp thời./.
Ung thư cổ tử cung là một bệnh liên quan đến tình trạng nhiễm virus sinh u nhú ở người (HPV) lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ trên toàn thế giới và đứng thứ hai sau ung thư vú. Hằng năm, có khoảng 520.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới và hơn 274.000 người chết do ung thư cổ tử cung, trong đó 80% ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. |
Thùy Giang (Vietnam+)