Theo dữ liệu thống kê dân số của Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản (MIC) công bố ngày 31/12, bước sang thời điểm ngày 1/1/2013, Nhật Bản chỉ có 1,22 triệu thanh niên đón Lễ thành nhân, chỉ chiếm 0,96% trên tổng số dân 127,4 triệu người trên quốc đảo này.
Như vậy, 3 năm liền số lượng thanh niên bước sang tuổi 20 tại quốc gia có tốc độ già hóa dân số hàng đầu thế giới này chỉ chiếm chưa đầy 1%. Số lượng người đón lễ thành nhân trên tương đương với tỷ lệ của năm 2011.
Trong số những người ở độ tuổi thành niên, nam giới bước sang tuổi 20 là 630.000 người trong khi nữ là 590.000 người. Kể từ khi bắt đầu tiến hành thống kê năm 1968, con số này đã giảm đi một nửa so với mức đỉnh điểm 2,46 triệu người ra đời năm 1970, thời điểm bùng nổ các ca sinh nở (baby boom) của Nhật Bản.
Trong khi đó, số lượng nam và nữ sinh sinh năm con Rắn (Tỵ), năm tuổi vận hạn theo quan niệm của người Nhật Bản, chiếm 10,2 triệu người. Trong đó, nam giới sinh năm Rắn chiếm 4,94 triệu người trong khi các “chị em” cùng tuổi là 5,26 triệu người, xếp thứ 10 về số lượng trong số 12 con giáp, chiếm tỷ lệ 8% tổng dân số Nhật Bản.
Lễ thành nhân (tiếng Nhật gọi là seijin-shiki) là một ngày lễ ở Nhật Bản diễn ra vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng Một hàng năm, được tổ chức từ năm 1948. Ngày lễ này là dịp để chúc mừng và động viên tất cả những người bước sang tuổi 20, độ tuổi được coi là trưởng thành theo luật pháp Nhật Bản và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn.
Hoạt động của ngày lễ thường diễn ra vào buổi sáng tại các văn phòng thành phố và địa phương trên khắp nước Nhật cùng các buổi tiệc mừng với gia đình và bạn bè.
Vào ngày này, phụ nữ Nhật thường diện những bộ kimono đắt tiền furisode và đi đôi dép tông truyền thống zori trong khi nam giới thì mặc những bộ kimono tối màu với quần hakama hoặc âu phục sẫm màu sang trọng./.
Như vậy, 3 năm liền số lượng thanh niên bước sang tuổi 20 tại quốc gia có tốc độ già hóa dân số hàng đầu thế giới này chỉ chiếm chưa đầy 1%. Số lượng người đón lễ thành nhân trên tương đương với tỷ lệ của năm 2011.
Trong số những người ở độ tuổi thành niên, nam giới bước sang tuổi 20 là 630.000 người trong khi nữ là 590.000 người. Kể từ khi bắt đầu tiến hành thống kê năm 1968, con số này đã giảm đi một nửa so với mức đỉnh điểm 2,46 triệu người ra đời năm 1970, thời điểm bùng nổ các ca sinh nở (baby boom) của Nhật Bản.
Trong khi đó, số lượng nam và nữ sinh sinh năm con Rắn (Tỵ), năm tuổi vận hạn theo quan niệm của người Nhật Bản, chiếm 10,2 triệu người. Trong đó, nam giới sinh năm Rắn chiếm 4,94 triệu người trong khi các “chị em” cùng tuổi là 5,26 triệu người, xếp thứ 10 về số lượng trong số 12 con giáp, chiếm tỷ lệ 8% tổng dân số Nhật Bản.
Lễ thành nhân (tiếng Nhật gọi là seijin-shiki) là một ngày lễ ở Nhật Bản diễn ra vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng Một hàng năm, được tổ chức từ năm 1948. Ngày lễ này là dịp để chúc mừng và động viên tất cả những người bước sang tuổi 20, độ tuổi được coi là trưởng thành theo luật pháp Nhật Bản và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn.
Hoạt động của ngày lễ thường diễn ra vào buổi sáng tại các văn phòng thành phố và địa phương trên khắp nước Nhật cùng các buổi tiệc mừng với gia đình và bạn bè.
Vào ngày này, phụ nữ Nhật thường diện những bộ kimono đắt tiền furisode và đi đôi dép tông truyền thống zori trong khi nam giới thì mặc những bộ kimono tối màu với quần hakama hoặc âu phục sẫm màu sang trọng./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)