Mạng tin của báo Dân tộc dẫn thông báo của Cơ quan Phòng ngừa và giảm thiểu thảm họa Thái Lan (DPMD) cho biết tính đến ngày 9/11 số người thiệt mạng do lũ lụt tại Thái Lan đã tăng lên con số 529 người và 2 người mất tích.
Trong số này có khoảng 70 trường hợp chết do điện giật, nhưng chưa có trường hợp nào chết vì dịch bệnh do lũ lụt gây ra.
Ngoài thủ đô Bangkok đang bị lũ tấn công, đến nay vẫn còn 24 tỉnh thành trong tổng số 77 tỉnh thành phố tại Thái Lan chưa thoát khỏi tình trạng ngập lụt từ giữa tháng Bảy đến nay.
[Cư dân tại Bangkok vẫn khốn đốn vì lũ lụt kéo dài]
Các chuyên gia y tế cảnh báo ngập lụt kéo dài khiến hàng nghìn tấn rác, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và xác động vật trở thành hiểm họa môi trường và là mầm gây dịch bệnh tại nhiều địa phương nếu chính phủ không đẩy nhanh tiến độ xả lũ và tăng cường các biện pháp làm sạch môi trường, giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.
Cùng ngày, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh của Thái Lan (DDC) đã kêu gọi chính quyền các địa phương cùng nhân dân tăng cường nỗ lực phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng do lũ lụt làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước sinh hoạt.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, DDC khuyến cáo người dân ở các khu vực bị ngập lụt phải đun sôi nước lấy từ nguồn nước máy trước khi sử dụng, ngừng uống nước đá và thận trọng với các loại nước đóng chai không có dấu kiểm định chất lượng và các loại máy lọc nước không có nhãn chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp.
Bên cạnh việc tổ chức các nhóm theo dõi phát hiện nguy cơ dịch bệnh và cung cấp miễn phí các chất diệt khuẩn, trong đó có chất chlorine làm sạch nước, DDC cũng đề nghị các cơ quan truyền thông tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổng Giám đốc DDC, tiến sỹ Phornthep Siriwwanarangsan, cho biết việc tăng cường cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch bệnh được coi trọng sau khi cơ quan y tế phát hiện tại một khu chung cư ở tỉnh Nonthaburi tiếp giáp với thủ đô Bangkok về phía Bắc có tới 72 người mắc bệnh tiêu chảy. Qua kiểm tra, tất cả những người mắc bệnh đều đã sử dụng nguồn nước máy chưa được đun sôi dưới các hình thức khác nhau. Nguồn nước tại đây đã bị nhiễm khuẩn salmonella mặc dù mức độ chưa nguy hiểm. Hiện nay có thông tin chưa được kiểm chứng về các trường hợp tiêu chảy tại một số khu vực ở vùng nội đô./.
Trong số này có khoảng 70 trường hợp chết do điện giật, nhưng chưa có trường hợp nào chết vì dịch bệnh do lũ lụt gây ra.
Ngoài thủ đô Bangkok đang bị lũ tấn công, đến nay vẫn còn 24 tỉnh thành trong tổng số 77 tỉnh thành phố tại Thái Lan chưa thoát khỏi tình trạng ngập lụt từ giữa tháng Bảy đến nay.
[Cư dân tại Bangkok vẫn khốn đốn vì lũ lụt kéo dài]
Các chuyên gia y tế cảnh báo ngập lụt kéo dài khiến hàng nghìn tấn rác, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và xác động vật trở thành hiểm họa môi trường và là mầm gây dịch bệnh tại nhiều địa phương nếu chính phủ không đẩy nhanh tiến độ xả lũ và tăng cường các biện pháp làm sạch môi trường, giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.
Cùng ngày, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh của Thái Lan (DDC) đã kêu gọi chính quyền các địa phương cùng nhân dân tăng cường nỗ lực phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng do lũ lụt làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước sinh hoạt.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, DDC khuyến cáo người dân ở các khu vực bị ngập lụt phải đun sôi nước lấy từ nguồn nước máy trước khi sử dụng, ngừng uống nước đá và thận trọng với các loại nước đóng chai không có dấu kiểm định chất lượng và các loại máy lọc nước không có nhãn chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp.
Bên cạnh việc tổ chức các nhóm theo dõi phát hiện nguy cơ dịch bệnh và cung cấp miễn phí các chất diệt khuẩn, trong đó có chất chlorine làm sạch nước, DDC cũng đề nghị các cơ quan truyền thông tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổng Giám đốc DDC, tiến sỹ Phornthep Siriwwanarangsan, cho biết việc tăng cường cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch bệnh được coi trọng sau khi cơ quan y tế phát hiện tại một khu chung cư ở tỉnh Nonthaburi tiếp giáp với thủ đô Bangkok về phía Bắc có tới 72 người mắc bệnh tiêu chảy. Qua kiểm tra, tất cả những người mắc bệnh đều đã sử dụng nguồn nước máy chưa được đun sôi dưới các hình thức khác nhau. Nguồn nước tại đây đã bị nhiễm khuẩn salmonella mặc dù mức độ chưa nguy hiểm. Hiện nay có thông tin chưa được kiểm chứng về các trường hợp tiêu chảy tại một số khu vực ở vùng nội đô./.
(TTXVN/Vietnam+)