Hội nghị sơ kết tổ chức lễ hội Xuân Quý Tỵ, tổ chức ngày 17/5, ở Hà Nội, để đánh giá công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về tổ chức lễ hội; nhìn nhận những mặt được và chưa được, bất cập cần khắc phục, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm từ thực tế các địa phương và toàn ngành văn hóa để định hướng hoạt động lễ hội ngày một tốt hơn.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có sức hấp dẫn và thu hút du khách; thông qua lễ hội, thể hiện tình cảm, trí tuệ, lẽ sống, khuynh hướng thẩm mỹ và khát vọng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ của nhân dân.
Thứ trưởng nhấn mạnh rằng thời gian qua, lễ hội được các địa phương, nhân dân nhiều nơi trong nước khôi phục tổ chức nhằm cân bằng đời sống tâm linh; đồng thời, thông qua lễ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Lượng du khách đến với các lễ hội ngày một tăng mạnh; từ lễ hội đã bổ sung nguồn lực vật chất và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, trong sinh hoạt lễ hội đã và đang đặt ra không ít những vấn đề phát sinh cần giải quyết.
Một số lễ hội diễn ra còn lộn xộn, phát sinh tiêu cực, hiệu quả chưa cao; nguyên do là công tác dự báo làm chưa tốt nên bị động, không chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó trước sự gia tăng đột biến của du khách.
Công tác tổ chức lễ hội được xã hội hóa rộng rãi, có nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng lại chưa kiểm soát được chặt chẽ, chưa có phương thức quản lý phù hợp nên phát sinh tiêu cực, thể hiện rõ nhất trong công tác tổ chức dịch vụ phục vụ lễ hội và quản lý các hoạt động tín ngưỡng.
Công tác tu bổ, tôn tạo di tích, phục hồi lễ hội ở nhiều nơi thiếu sự thống nhất, thiếu nghiên cứu khoa học, dẫn đến tùy tiện, vi phạm Luật Di sản văn hóa. Ý thức văn hóa thực hiện nếp sống văn minh của người dân tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến không gian tâm linh…
Ý kiến của các nhà quản lý, tổ chức từ Trung ương đến địa phươg đều đồng thuận trong việc đánh giá, khẳng định những việc làm được trong công tác quản lý, tổ chức mùa lễ hội Xuân Quý Tỵ 2013.
Nhận thức về lễ hội được nâng lên trong các cấp chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội. Hoạt động lễ hội ngày càng đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, cộng đồng dân cư, nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Những mặt hạn chế trước đây đang được khắc phục như việc thắp hương, đốt vàng mã có chiều hướng giảm hẳn; việc ném tiền tại nơi thờ tự được hạn chế...
Công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các tỉnh, thành phố trong cả nước có những chuyển biến tích cực. Lễ hội được tổ chức đúng quy định, phát huy được truyền thống văn hóa, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn trật tự, vệ sinh môi trường. Mùa lễ hội Xuân Quý Tỵ 2013 không để xảy ra vụ việc lớn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, quảng bá được tăng cường với nhiều hình thức và nội dung phong phú, quảng bá hình ảnh, giới thiệu ý nghĩa lịch sử di tích, nhân vật thờ tự.
Lễ hội Xuân Quý Tỵ 2013 đã được diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước; lượng du khách tăng nhiều ở hầu hết các lễ hội có quy mô lớn và nhỏ. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội) đón 1,5 triệu lượt khách; Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) đón 1,5 triệu lượt khách; Lễ hội Đền Hùng đón trên 5 triệu lượt khách; Lễ hội Đến Trần Phủ Dày (Nam Định) đón trên 70 vạn khách; Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc đón trên 70 vạn khách; Lễ hội vía Bà Chúa Xứ (núi Sam, Châu Đốc, An Giang) đón 2,5 triệu lượt khách.
Các lễ hội dân gian, lễ hội Xuân, lễ hội ngành nghề, lễ hội văn hóa thể thao du lịch mang tính sự kiện được tổ chức đồng loạt khắp trong cả nước; các lễ hội này dần khẳng định được uy tín, thương hiệu với qui mô và tính chuyên nghiệp trong tổ chức.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổng hợp các ý kiến trình lãnh đạo Bộ; đồng thời, tham mưu, đề xuất việc rà soát, bổ sung, xây dựng những văn bản pháp luật mới phù hợp nhằm tạo hành lang pháp lý thực hiện công tác tổ chức và quản lý lễ hội.
Các cơ quan Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn tất công tác qui hoạch tống thể, qui hoạch chi tiết trong tu bổ, tôn tạo di tích cũng như công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Đồng thời, công tác tuyên truyền quảng bá các di tích cần được làm tốt hơn nữa. Quy chế hóa và có cơ chế thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn, quản lý di tích, vệ sinh môi trường tại các khu di tích cũng như tại các lễ hội./.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có sức hấp dẫn và thu hút du khách; thông qua lễ hội, thể hiện tình cảm, trí tuệ, lẽ sống, khuynh hướng thẩm mỹ và khát vọng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ của nhân dân.
Thứ trưởng nhấn mạnh rằng thời gian qua, lễ hội được các địa phương, nhân dân nhiều nơi trong nước khôi phục tổ chức nhằm cân bằng đời sống tâm linh; đồng thời, thông qua lễ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Lượng du khách đến với các lễ hội ngày một tăng mạnh; từ lễ hội đã bổ sung nguồn lực vật chất và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, trong sinh hoạt lễ hội đã và đang đặt ra không ít những vấn đề phát sinh cần giải quyết.
Một số lễ hội diễn ra còn lộn xộn, phát sinh tiêu cực, hiệu quả chưa cao; nguyên do là công tác dự báo làm chưa tốt nên bị động, không chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó trước sự gia tăng đột biến của du khách.
Công tác tổ chức lễ hội được xã hội hóa rộng rãi, có nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng lại chưa kiểm soát được chặt chẽ, chưa có phương thức quản lý phù hợp nên phát sinh tiêu cực, thể hiện rõ nhất trong công tác tổ chức dịch vụ phục vụ lễ hội và quản lý các hoạt động tín ngưỡng.
Công tác tu bổ, tôn tạo di tích, phục hồi lễ hội ở nhiều nơi thiếu sự thống nhất, thiếu nghiên cứu khoa học, dẫn đến tùy tiện, vi phạm Luật Di sản văn hóa. Ý thức văn hóa thực hiện nếp sống văn minh của người dân tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến không gian tâm linh…
Ý kiến của các nhà quản lý, tổ chức từ Trung ương đến địa phươg đều đồng thuận trong việc đánh giá, khẳng định những việc làm được trong công tác quản lý, tổ chức mùa lễ hội Xuân Quý Tỵ 2013.
Nhận thức về lễ hội được nâng lên trong các cấp chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội. Hoạt động lễ hội ngày càng đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, cộng đồng dân cư, nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Những mặt hạn chế trước đây đang được khắc phục như việc thắp hương, đốt vàng mã có chiều hướng giảm hẳn; việc ném tiền tại nơi thờ tự được hạn chế...
Công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các tỉnh, thành phố trong cả nước có những chuyển biến tích cực. Lễ hội được tổ chức đúng quy định, phát huy được truyền thống văn hóa, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn trật tự, vệ sinh môi trường. Mùa lễ hội Xuân Quý Tỵ 2013 không để xảy ra vụ việc lớn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, quảng bá được tăng cường với nhiều hình thức và nội dung phong phú, quảng bá hình ảnh, giới thiệu ý nghĩa lịch sử di tích, nhân vật thờ tự.
Lễ hội Xuân Quý Tỵ 2013 đã được diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước; lượng du khách tăng nhiều ở hầu hết các lễ hội có quy mô lớn và nhỏ. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội) đón 1,5 triệu lượt khách; Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) đón 1,5 triệu lượt khách; Lễ hội Đền Hùng đón trên 5 triệu lượt khách; Lễ hội Đến Trần Phủ Dày (Nam Định) đón trên 70 vạn khách; Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc đón trên 70 vạn khách; Lễ hội vía Bà Chúa Xứ (núi Sam, Châu Đốc, An Giang) đón 2,5 triệu lượt khách.
Các lễ hội dân gian, lễ hội Xuân, lễ hội ngành nghề, lễ hội văn hóa thể thao du lịch mang tính sự kiện được tổ chức đồng loạt khắp trong cả nước; các lễ hội này dần khẳng định được uy tín, thương hiệu với qui mô và tính chuyên nghiệp trong tổ chức.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổng hợp các ý kiến trình lãnh đạo Bộ; đồng thời, tham mưu, đề xuất việc rà soát, bổ sung, xây dựng những văn bản pháp luật mới phù hợp nhằm tạo hành lang pháp lý thực hiện công tác tổ chức và quản lý lễ hội.
Các cơ quan Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn tất công tác qui hoạch tống thể, qui hoạch chi tiết trong tu bổ, tôn tạo di tích cũng như công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Đồng thời, công tác tuyên truyền quảng bá các di tích cần được làm tốt hơn nữa. Quy chế hóa và có cơ chế thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn, quản lý di tích, vệ sinh môi trường tại các khu di tích cũng như tại các lễ hội./.
Công Hải (TTXVN)