Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị về tình hình triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (Nghị quyết 26) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sau 5 năm triển khai, cán bộ, người dân đã thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hầu hết các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đều sớm triển khai thực hiện Nghị quyết. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Thủ tướng Chính phủ, đến nay tất cả các tỉnh, thành phố và nhiều huyện, xã đã hưởng ứng, thực hiện cùng với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, tính đến ngày 5/7, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ sơ kết, phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách. Tất cả các địa phương cũng đang triển khai xây dựng báo cáo sơ kết, tuy nhiên mức độ hoàn thành còn rất khác nhau, có 39 địa phương chưa hoàn thành báo cáo trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, Thành ủy.
Đánh giá về kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm về Chương trình nông thôn mới, Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nêu rõ vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình năm 2013 là 1.620 tỷ đồng.
Các nguồn vốn được phân bổ cho các tỉnh để phân bổ về cho các xã. Tuy nhiên theo báo cáo của một số địa phương tình hình nguồn vốn tại chỗ của các địa phương năm 2013 là khó khăn, thấp hơn so với năm 2012. Kết quả thực hiện các tiêu chí của chương trình có tiến bộ nhưng còn thấp. Về công tác quy hoạch, đến nay mới có 83,5% số xã của cả nước hoàn thành quy hoạch chung (cao nhất là Bắc Trung Bộ 99,3%, Đồng bằng sông Hồng 94,5%, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 87,2%...), Tuy nhiên còn hai tỉnh có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch thấp như Điện Biên -3%, Bình Phước -3%.
Hoạt động xây dựng hạ tầng tại các địa phương vẫn được triển khai mạnh mẽ. Các tỉnh đã triển khai 5.000 công trình giao thông nông thôn, với khoảng 64.000km (trong đó 38.000km đường giao thông làm mới); sửa chữa, tu bổ, nâng cấp hàng ngàn công trình thủy lợi; nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung, sửa chữa, nâng cấp 480 trường học các cấp, xây dựng 516 nhà văn hóa thôn...
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cũng chú trọng đến công tác phát triển sản xuất hơn. Nhiều tỉnh đang xúc tiến công tác dồn điển đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng “cánh đồng mẫu lớn,” “cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.”
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong gần 3 năm qua, đã có trên 7.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng 6.400 tỷ đồng. Một số địa phương đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn, hàng năm thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách du lịch... Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn triển khai chậm ở các địa phương, nông dân học nghề xong đều chưa sử dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất của mình...
Các đại biểu đã dành thời gian thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 và kết quả triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2013.
Nhiều đại biểu cho rẳng cần điều chỉnh kịp thời những cơ chế, chính sách chưa phù hợp để huy động tốt nhất các nguồn lực cho “Tam nông;” tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo các tỉnh trong việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho cơ sở; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận tiếp tục triển khai Nghị quyết, trong đó “xương sống” là xây dựng nông thôn mới; biểu dương những mô hình, điển hình tốt nhằm tạo động lực cho thi đua vươn lên của các tập thể, cá nhân trong các năm tiếp theo...
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá việc thực hiện sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, khẩn trương triển khai. Nhiều địa phương đã có sự sáng tạo trong việc triển khai tạo được kết quả tốt. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa xây dựng được đề cương, tiến hành theo phương thức cũ...
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X. Các Bộ, ngành cũng cần nghiên cứu, sửa đổi đề cương báo cáo cho phù hợp, quy định theo từng nhóm: nông nghiệp, nông dân, nông thôn.... trên cơ sở đó nhận định những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai thực hiện; khẳng định những mô hình mới về xây dựng, phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các mô hình về sản xuất, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong những năm tiếp theo.
Khẳng định chương trình xây dựng nông thôn mới là giải pháp chiến lược để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt quan điểm về xây dựng nông thôn mới, duy trì, phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới một cách kiên trì, bền bỉ, liên tục, với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Để đạt được mục tiêu đến 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý các Bộ, ngành hữu quan cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt quy hoạch về hạ tầng và sản xuất; lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp cho từng xã; nâng mức hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình, trong đó dành ưu tiên đối với 11 xã điểm nông thôn mới do Ban Bí thư chỉ đạo... Việc tổng kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm.../.
Theo Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sau 5 năm triển khai, cán bộ, người dân đã thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hầu hết các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đều sớm triển khai thực hiện Nghị quyết. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Thủ tướng Chính phủ, đến nay tất cả các tỉnh, thành phố và nhiều huyện, xã đã hưởng ứng, thực hiện cùng với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, tính đến ngày 5/7, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ sơ kết, phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách. Tất cả các địa phương cũng đang triển khai xây dựng báo cáo sơ kết, tuy nhiên mức độ hoàn thành còn rất khác nhau, có 39 địa phương chưa hoàn thành báo cáo trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, Thành ủy.
Đánh giá về kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm về Chương trình nông thôn mới, Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nêu rõ vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình năm 2013 là 1.620 tỷ đồng.
Các nguồn vốn được phân bổ cho các tỉnh để phân bổ về cho các xã. Tuy nhiên theo báo cáo của một số địa phương tình hình nguồn vốn tại chỗ của các địa phương năm 2013 là khó khăn, thấp hơn so với năm 2012. Kết quả thực hiện các tiêu chí của chương trình có tiến bộ nhưng còn thấp. Về công tác quy hoạch, đến nay mới có 83,5% số xã của cả nước hoàn thành quy hoạch chung (cao nhất là Bắc Trung Bộ 99,3%, Đồng bằng sông Hồng 94,5%, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 87,2%...), Tuy nhiên còn hai tỉnh có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch thấp như Điện Biên -3%, Bình Phước -3%.
Hoạt động xây dựng hạ tầng tại các địa phương vẫn được triển khai mạnh mẽ. Các tỉnh đã triển khai 5.000 công trình giao thông nông thôn, với khoảng 64.000km (trong đó 38.000km đường giao thông làm mới); sửa chữa, tu bổ, nâng cấp hàng ngàn công trình thủy lợi; nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung, sửa chữa, nâng cấp 480 trường học các cấp, xây dựng 516 nhà văn hóa thôn...
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cũng chú trọng đến công tác phát triển sản xuất hơn. Nhiều tỉnh đang xúc tiến công tác dồn điển đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng “cánh đồng mẫu lớn,” “cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.”
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong gần 3 năm qua, đã có trên 7.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng 6.400 tỷ đồng. Một số địa phương đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn, hàng năm thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách du lịch... Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn triển khai chậm ở các địa phương, nông dân học nghề xong đều chưa sử dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất của mình...
Các đại biểu đã dành thời gian thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 và kết quả triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2013.
Nhiều đại biểu cho rẳng cần điều chỉnh kịp thời những cơ chế, chính sách chưa phù hợp để huy động tốt nhất các nguồn lực cho “Tam nông;” tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo các tỉnh trong việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho cơ sở; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận tiếp tục triển khai Nghị quyết, trong đó “xương sống” là xây dựng nông thôn mới; biểu dương những mô hình, điển hình tốt nhằm tạo động lực cho thi đua vươn lên của các tập thể, cá nhân trong các năm tiếp theo...
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá việc thực hiện sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, khẩn trương triển khai. Nhiều địa phương đã có sự sáng tạo trong việc triển khai tạo được kết quả tốt. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa xây dựng được đề cương, tiến hành theo phương thức cũ...
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X. Các Bộ, ngành cũng cần nghiên cứu, sửa đổi đề cương báo cáo cho phù hợp, quy định theo từng nhóm: nông nghiệp, nông dân, nông thôn.... trên cơ sở đó nhận định những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai thực hiện; khẳng định những mô hình mới về xây dựng, phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các mô hình về sản xuất, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong những năm tiếp theo.
Khẳng định chương trình xây dựng nông thôn mới là giải pháp chiến lược để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt quan điểm về xây dựng nông thôn mới, duy trì, phát triển phong trào xây dựng nông thôn mới một cách kiên trì, bền bỉ, liên tục, với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Để đạt được mục tiêu đến 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý các Bộ, ngành hữu quan cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt quy hoạch về hạ tầng và sản xuất; lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp cho từng xã; nâng mức hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình, trong đó dành ưu tiên đối với 11 xã điểm nông thôn mới do Ban Bí thư chỉ đạo... Việc tổng kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm.../.
Phúc Hằng (TTXVN)