Hội thảo "Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu - triển khai và phát triển kinh tế - xã hội" đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 22/4, tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp đang tăng lên. Nhiều doanh nghiệp còn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số lượng đơn, văn bằng bảo hộ, đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích rất ít so với tiềm năng.
Số doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp đang hoạt động. Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích cấp cho người Việt Nam chỉ chiếm hơn 10% tổng số bằng sáng chế, giải pháp hữu ích cấp ra.
Bên cạnh đó, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổ biến và ngày càng tinh vi. Số lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Rất ít doanh nghiệp có phòng hoặc bộ phận cán bộ chuyên trách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mình.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực kinh phí, nhân lực hạn chế, chủ yếu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô và gia công xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ còn thấp, hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin về sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng, cơ chế hỗ trợ đăng ký, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp còn hạn hẹp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu - triển khai và phát triển kinh tế - xã hội, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ thuộc Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp./.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp đang tăng lên. Nhiều doanh nghiệp còn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số lượng đơn, văn bằng bảo hộ, đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích rất ít so với tiềm năng.
Số doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp đang hoạt động. Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích cấp cho người Việt Nam chỉ chiếm hơn 10% tổng số bằng sáng chế, giải pháp hữu ích cấp ra.
Bên cạnh đó, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổ biến và ngày càng tinh vi. Số lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Rất ít doanh nghiệp có phòng hoặc bộ phận cán bộ chuyên trách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mình.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực kinh phí, nhân lực hạn chế, chủ yếu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô và gia công xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ còn thấp, hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin về sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng, cơ chế hỗ trợ đăng ký, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp còn hạn hẹp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu - triển khai và phát triển kinh tế - xã hội, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ thuộc Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp./.
Nguyễn Hồng Điệp (Vietnam+)