Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB), Thomas Jordan ngày 2/6 khẳng định ngân hàng này không có trách nhiệm "giải cứu" các ngân hàng ốm yếu và có vấn đề.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh một loại các thể chế tài chính tại nước này có khả năng đối mặt với những khoản tiền phạt lớn liên quan đến luật bí mật ngân hàng.
Đầu tuần trước, Thụy Sỹ và Mỹ đã hướng đến một thỏa thuận, cho phép các ngân hàng Thụy Sỹ phá vỡ một số quy định trong luật bí mật, để cung cấp thông tin cho các nhà chức trách Mỹ.
Washington cáo buộc các ngân hàng của Thụy Sỹ đã nhận hàng tỷ USD của công dân Mỹ, để giúp họ trốn thuế. Phương tiện truyền thông Thụy Sỹ ước tính các ngân hàng nước này có thể phải nộp cho các nhà chức trách Mỹ số tiền lên tới 10 tỷ franc Thụy Sỹ (10,5 tỷ USD).
Mặc dù khẳng định sẽ không cứu những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ, ông Jordan nhấn mạnh SNB vẫn có trách nhiệm ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Dự kiến, một dự thảo về thỏa thuận nói trên sẽ được trình Quốc hội vào cuối tháng này và việc thực thi các điều khoản sẽ được giới hạn trong một năm.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số quốc gia đã chĩa mũi nhọn vào những "thiên đường trốn thuế." Trước tình hình này, Thụy Sỹ đã tìm cách bảo vệ bí mật ngân hàng của mình bằng cách cung cấp một số thông tin, song từ chối cho biết thông tin chi tiết của tài khoản.
Chính phủ Thụy Sỹ cho biết tên của các khách hàng Mỹ sẽ được cung cấp một cách tự động, song chi tiết tài khoản của họ sẽ chỉ được cung cấp nếu Mỹ đưa ra yêu cầu đặc biệt theo luật liên quan đến trốn thuế./.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh một loại các thể chế tài chính tại nước này có khả năng đối mặt với những khoản tiền phạt lớn liên quan đến luật bí mật ngân hàng.
Đầu tuần trước, Thụy Sỹ và Mỹ đã hướng đến một thỏa thuận, cho phép các ngân hàng Thụy Sỹ phá vỡ một số quy định trong luật bí mật, để cung cấp thông tin cho các nhà chức trách Mỹ.
Washington cáo buộc các ngân hàng của Thụy Sỹ đã nhận hàng tỷ USD của công dân Mỹ, để giúp họ trốn thuế. Phương tiện truyền thông Thụy Sỹ ước tính các ngân hàng nước này có thể phải nộp cho các nhà chức trách Mỹ số tiền lên tới 10 tỷ franc Thụy Sỹ (10,5 tỷ USD).
Mặc dù khẳng định sẽ không cứu những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ, ông Jordan nhấn mạnh SNB vẫn có trách nhiệm ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Dự kiến, một dự thảo về thỏa thuận nói trên sẽ được trình Quốc hội vào cuối tháng này và việc thực thi các điều khoản sẽ được giới hạn trong một năm.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số quốc gia đã chĩa mũi nhọn vào những "thiên đường trốn thuế." Trước tình hình này, Thụy Sỹ đã tìm cách bảo vệ bí mật ngân hàng của mình bằng cách cung cấp một số thông tin, song từ chối cho biết thông tin chi tiết của tài khoản.
Chính phủ Thụy Sỹ cho biết tên của các khách hàng Mỹ sẽ được cung cấp một cách tự động, song chi tiết tài khoản của họ sẽ chỉ được cung cấp nếu Mỹ đưa ra yêu cầu đặc biệt theo luật liên quan đến trốn thuế./.
T.M (TTXVN)