Chiều 23/3, hàng trăm nhân viên ngân hàng đã tụ tập biểu tình tại thủ đô Nicosi và đe dọa sẽ tổ chức đình công nếu chính quyền Síp không đảm bảo được tương lai cho họ.
Xuất phát từ trụ sở Hội liên hiệp nhân viên ngành ngân hàng Síp (Etyk), đoàn biểu tình đã diều hành qua phủ Tổng thống và tòa nhà Quốc hội trước khi tự giải tán.
Loizos Hadgicostis, chủ tịch Etyk tuyên bố nếu chính phủ không bảo đảm được việc làm và quỹ hưu, thì họ sẽ tổ chức biểu tình bắt đầu từ thứ ba (26/3), ngày mà theo dự kiến các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại, kể từ khi đóng cửa hôm 17/3.
Chủ tịch Etyk cũng cho biết:"chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình vào ngày 24/3 trước tòa nhà Quốc hội, lần này không chỉ có các nhân viên ngân hàng mà toàn thể người dân Síp."
[CH Síp thông qua 3 dự luật đầu tiên để được cứu trợ ]
Hạn chót là đến 25/3, Cộng hòa Síp phải kiếm được 7 tỷ euro, hơn 1/3 GDP của nước này, nếu muốn có được gói cứu trợ 10 tỷ euro của "bộ ba" (EU-IMF-ECB), chính vì vậy, nhà cầm quyền Síp đang phải chạy đua với thời gian.
Tối 22/3, Quốc hội Síp đã thông qua một loạt các biện pháp, một trong số đó là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Biện pháp này sẽ tác động mạnh đến hai ngân hàng quan trọng nhất là Bank of Cyprus và Popular Bank (còn gọi là ngân hàng Laiki).
Tối 24/3, Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc eurozone (Eurogroupe) sẽ nhóm họp tại Brussels để bàn cách giải quyết khủng hoảng hiện nay tại Síp.
Theo nhiều nguồn tin tại Brussels, việc tái cấu trúc hai ngân hàng này sẽ là nội dung trọng tâm trong các cuộc đàm phán giữa Cộng hòa Síp và "bộ ba."
[Cộng hòa Síp không tìm được "phao cứu sinh" ở Nga]
Theo đó, Bank of Cyprus và Popular Bank sẽ "biến mất" thay vào đó là một ngân hàng mới sẽ kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất của hai ngân hàng trên.
Cũng theo các nguồn tin trên, nhà cầm quyền Síp không muốn Bank of Cyprus, biểu tượng của đất nước biến mất, nhưng IMF cho rằng ngân hàng này "là vấn đề chủ yếu" hiện nay cần phải tháo gỡ.
Theo dự kiến, hôm 24/3, Tổng thống Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades cũng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso để bàn cách cứu Cộng hòa Síp./.
Xuất phát từ trụ sở Hội liên hiệp nhân viên ngành ngân hàng Síp (Etyk), đoàn biểu tình đã diều hành qua phủ Tổng thống và tòa nhà Quốc hội trước khi tự giải tán.
Loizos Hadgicostis, chủ tịch Etyk tuyên bố nếu chính phủ không bảo đảm được việc làm và quỹ hưu, thì họ sẽ tổ chức biểu tình bắt đầu từ thứ ba (26/3), ngày mà theo dự kiến các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại, kể từ khi đóng cửa hôm 17/3.
Chủ tịch Etyk cũng cho biết:"chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình vào ngày 24/3 trước tòa nhà Quốc hội, lần này không chỉ có các nhân viên ngân hàng mà toàn thể người dân Síp."
[CH Síp thông qua 3 dự luật đầu tiên để được cứu trợ ]
Hạn chót là đến 25/3, Cộng hòa Síp phải kiếm được 7 tỷ euro, hơn 1/3 GDP của nước này, nếu muốn có được gói cứu trợ 10 tỷ euro của "bộ ba" (EU-IMF-ECB), chính vì vậy, nhà cầm quyền Síp đang phải chạy đua với thời gian.
Tối 22/3, Quốc hội Síp đã thông qua một loạt các biện pháp, một trong số đó là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Biện pháp này sẽ tác động mạnh đến hai ngân hàng quan trọng nhất là Bank of Cyprus và Popular Bank (còn gọi là ngân hàng Laiki).
Tối 24/3, Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc eurozone (Eurogroupe) sẽ nhóm họp tại Brussels để bàn cách giải quyết khủng hoảng hiện nay tại Síp.
Theo nhiều nguồn tin tại Brussels, việc tái cấu trúc hai ngân hàng này sẽ là nội dung trọng tâm trong các cuộc đàm phán giữa Cộng hòa Síp và "bộ ba."
[Cộng hòa Síp không tìm được "phao cứu sinh" ở Nga]
Theo đó, Bank of Cyprus và Popular Bank sẽ "biến mất" thay vào đó là một ngân hàng mới sẽ kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất của hai ngân hàng trên.
Cũng theo các nguồn tin trên, nhà cầm quyền Síp không muốn Bank of Cyprus, biểu tượng của đất nước biến mất, nhưng IMF cho rằng ngân hàng này "là vấn đề chủ yếu" hiện nay cần phải tháo gỡ.
Theo dự kiến, hôm 24/3, Tổng thống Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades cũng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso để bàn cách cứu Cộng hòa Síp./.
Hoàng Long/Geneva (Vietnam+)