Kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày làm giới trẻ tỏ ra hết sức hào hứng với những kế hoạch của mình, nhất là khi nó diễn ra sau một khoảng thời gian dài học tập và thi cử đầy áp lực.
Những ngày trước nghỉ lễ, ở các khu ký túc xá sinh viên, các bạn trẻ đã bàn bạc nhiều kế hoạch xả hơi trong kỳ nghỉ 4 ngày-vốn được xem là quãng thời gian vừa đủ cho một chuyến đi dã ngoại. Thường là đa số sinh viên lại lựa chọn về quê để xả stress sau những ngày học tập vất vả và thăm gia đình. Tuy nhiên, mùa lễ năm nay, đã có nhiều lựa chọn nghỉ khá dị, kiểu "nghỉ mà không nghỉ" được các em hướng tới.
"Phượt" là một lựa chọn được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Lê Thị Hà, cô sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho hay, em và đám bạn chọn cách này để thỏa mãn thú vui khám phá các vùng đất lạ và chụp ảnh. Cũng như Hà và đám bạn, điểm đến mà họ chọn cho những chuyến đi này thường là vùng cao, miền núi, nơi có những phong cảnh hữu tình và có địa hình tương đối thử thách như vùng cao nguyên đá địa đầu Tổ quốc Hà Giang với những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn hay các bản dân tộc ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La...
Một lựa chọn khá đặc biệt của mùa nghỉ lễ năm nay được các bạn trẻ hướng tới là đi... tu. Phan Cảnh Chung (Đại học Quốc gia Hà Nội) tâm sự: "những ngày nghỉ như thế này, tàu xe vừa đông, vừa đắt lại vừa khó...cộng với việc là sinh viên năm cuối nên sợ quãng đường dài trở lại trường sẽ mệt mỏi, nên đám sinh viên nghèo bọn em chọn cách nào ý nghĩa mà hợp túi tiền, tránh mệt mỏi ảnh hưởng việc học tập."
“Được bạn bè mách bảo tại chùa Đình Quán (Từ Liêm) có tổ chức một khóa tu ngắn hạn nên em đã đăng ký tham gia. Đến nơi em mới biết, khá đông các bạn sinh viên cũng có lựa chọn này. Việc sống ở chùa là một cách tĩnh tâm thú vị và mới mẻ, giúp cho chúng em cân bằng lại tinh thần, và xa lánh sự ồn ã, vội vàng của cuộc sống thường nhật. Ở đây, chúng em còn được tiếp cận thêm những văn hóa, giáo lý của đạo Phật. Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian để tích lũy thêm năng lượng để chiến đấu với kỳ thi trước mắt," Chung tâm sự.
Một số khác lại lựa chọn thời điểm nghỉ lễ để thực hiện công việc tình nguyện, như bạn Tạ Thanh Hòa (sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cùng các bạn trong đội thanh niên xung kích của trường đi tình nguyện ở Thái Bình. Hòa kể, trong những lần đi tình nguyện, em cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn khi đóng góp được điều gì đó cho xã hội. Ngoài ra, qua mỗi đợt tình nguyện, kinh nghiệm, kỹ năng sống của sinh viên này cũng theo đó nâng lên.
Ở một trường hợp khác, Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội lại theo nhóm tình nguyện trên diễn đàn mạng đi làm từ thiện. Tận dụng những ngày nghỉ, nhóm bạn này hy vọng sẽ đóng góp được nhiều hơn cho cộng đồng.
Cũng không ít bạn trẻ tận dụng những ngày lễ để làm thêm, tăng thêm thu nhập bù đắp cho những chi phí đang ngày một tăng cao của cuộc sống sinh viên. Trần Thị Bình, cô sinh viên đang là nhân viên của một quán càphê ở phố Hàng Hành cho hay, ngay từ thời điểm cuối năm thứ nhất, Bình đã sớm xin được công việc và làm thêm ở quán càphê.
"Dự định của em trong ngày nghỉ lễ ư? Xong việc ở quán càphê, em sẽ về phòng trọ đọc sách và nghỉ ngơi. Thế thôi!” cô sinh viên trường Đại học Công nghiệp nhoẻn cười, nói./.
Những ngày trước nghỉ lễ, ở các khu ký túc xá sinh viên, các bạn trẻ đã bàn bạc nhiều kế hoạch xả hơi trong kỳ nghỉ 4 ngày-vốn được xem là quãng thời gian vừa đủ cho một chuyến đi dã ngoại. Thường là đa số sinh viên lại lựa chọn về quê để xả stress sau những ngày học tập vất vả và thăm gia đình. Tuy nhiên, mùa lễ năm nay, đã có nhiều lựa chọn nghỉ khá dị, kiểu "nghỉ mà không nghỉ" được các em hướng tới.
"Phượt" là một lựa chọn được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Lê Thị Hà, cô sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho hay, em và đám bạn chọn cách này để thỏa mãn thú vui khám phá các vùng đất lạ và chụp ảnh. Cũng như Hà và đám bạn, điểm đến mà họ chọn cho những chuyến đi này thường là vùng cao, miền núi, nơi có những phong cảnh hữu tình và có địa hình tương đối thử thách như vùng cao nguyên đá địa đầu Tổ quốc Hà Giang với những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn hay các bản dân tộc ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La...
Một lựa chọn khá đặc biệt của mùa nghỉ lễ năm nay được các bạn trẻ hướng tới là đi... tu. Phan Cảnh Chung (Đại học Quốc gia Hà Nội) tâm sự: "những ngày nghỉ như thế này, tàu xe vừa đông, vừa đắt lại vừa khó...cộng với việc là sinh viên năm cuối nên sợ quãng đường dài trở lại trường sẽ mệt mỏi, nên đám sinh viên nghèo bọn em chọn cách nào ý nghĩa mà hợp túi tiền, tránh mệt mỏi ảnh hưởng việc học tập."
“Được bạn bè mách bảo tại chùa Đình Quán (Từ Liêm) có tổ chức một khóa tu ngắn hạn nên em đã đăng ký tham gia. Đến nơi em mới biết, khá đông các bạn sinh viên cũng có lựa chọn này. Việc sống ở chùa là một cách tĩnh tâm thú vị và mới mẻ, giúp cho chúng em cân bằng lại tinh thần, và xa lánh sự ồn ã, vội vàng của cuộc sống thường nhật. Ở đây, chúng em còn được tiếp cận thêm những văn hóa, giáo lý của đạo Phật. Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian để tích lũy thêm năng lượng để chiến đấu với kỳ thi trước mắt," Chung tâm sự.
Một số khác lại lựa chọn thời điểm nghỉ lễ để thực hiện công việc tình nguyện, như bạn Tạ Thanh Hòa (sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cùng các bạn trong đội thanh niên xung kích của trường đi tình nguyện ở Thái Bình. Hòa kể, trong những lần đi tình nguyện, em cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn khi đóng góp được điều gì đó cho xã hội. Ngoài ra, qua mỗi đợt tình nguyện, kinh nghiệm, kỹ năng sống của sinh viên này cũng theo đó nâng lên.
Ở một trường hợp khác, Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội lại theo nhóm tình nguyện trên diễn đàn mạng đi làm từ thiện. Tận dụng những ngày nghỉ, nhóm bạn này hy vọng sẽ đóng góp được nhiều hơn cho cộng đồng.
Cũng không ít bạn trẻ tận dụng những ngày lễ để làm thêm, tăng thêm thu nhập bù đắp cho những chi phí đang ngày một tăng cao của cuộc sống sinh viên. Trần Thị Bình, cô sinh viên đang là nhân viên của một quán càphê ở phố Hàng Hành cho hay, ngay từ thời điểm cuối năm thứ nhất, Bình đã sớm xin được công việc và làm thêm ở quán càphê.
"Dự định của em trong ngày nghỉ lễ ư? Xong việc ở quán càphê, em sẽ về phòng trọ đọc sách và nghỉ ngơi. Thế thôi!” cô sinh viên trường Đại học Công nghiệp nhoẻn cười, nói./.
Vũ Hùng (Vietnam+)