Ngày 27/1, sinh viên hệ liên thông lớp Kế toán Kiểm toán thuộc khoa Kinh tế, trường Đại học Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh, đã rất bức xúc sau khi nghe ông Trần Văn Chánh - trưởng khoa thông báo về quyết định kéo dài chương trình học thành 3 năm, tương đương 6 học kỳ thay vì 2,5 năm như thông báo tuyển sinh.
Sinh viên hệ liên thông khóa này sẽ phải đóng thêm học phí cho học kỳ phát sinh thứ 6.
Theo thông báo tuyển sinh năm 2007 của Đại học Hồng Bàng, chương trình học dành cho hệ liên thông được kéo dài 2,5 năm với 5 học kỳ, trong đó có kỳ cuối cùng dành cho thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình học, sinh viên phải nghỉ học thường xuyên do thiếu giảng viên, nhà trường không sắp xếp được lịch học. Thêm vào đó, tình trạng thay đổi nhiều giáo viên trong một môn học cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu của sinh viên.
Một sinh viên bức xúc: "Thời gian học bị kéo dài không phải lỗi do sinh viên, tại sao sinh viên lại phải đóng thêm khoản học phí phát sinh trên?".
Ông Hoàng Thọ Phú, Phó khoa Kinh tế của trường cho biết: "Chương trình học 3 năm là do nhà trường thiết kế, khoa không cố tình kéo dài thời gian học.
Bên cạnh đó, lực lượng giảng viên của trường quá mỏng, trong khi khoa mời giảng tại các lớp liên thông (học buổi tối) đa phần bị từ chối hoặc các thầy, cô chỉ giảng được một vài buổi lại xin vắng mặt không rõ lý do. Vì thế có những môn học khoa phải tạm cho ngừng lịch học vì không tìm được giảng viên thay thế".
Ông Phú cũng thừa nhận lực lượng giảng viên hiện nay của Đại học Hồng Bàng không thể đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Số lớp học quá đông, lịch học dày đặc trong khi đó giảng viên đứng lớp lại thiếu trầm trọng.
Kỳ tuyển sinh năm 2007, riêng khoa Kinh tế hệ liên thông đã có tới 17 lớp kế toán-kiểm toán với gần 1.000 sinh viên.
Cũng theo ông Phú thì tỷ lệ ra trường của sinh viên ở nhóm ngành kế toán-kiểm toán là thấp nhất trong các khoa kinh tế./.
Sinh viên hệ liên thông khóa này sẽ phải đóng thêm học phí cho học kỳ phát sinh thứ 6.
Theo thông báo tuyển sinh năm 2007 của Đại học Hồng Bàng, chương trình học dành cho hệ liên thông được kéo dài 2,5 năm với 5 học kỳ, trong đó có kỳ cuối cùng dành cho thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình học, sinh viên phải nghỉ học thường xuyên do thiếu giảng viên, nhà trường không sắp xếp được lịch học. Thêm vào đó, tình trạng thay đổi nhiều giáo viên trong một môn học cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu của sinh viên.
Một sinh viên bức xúc: "Thời gian học bị kéo dài không phải lỗi do sinh viên, tại sao sinh viên lại phải đóng thêm khoản học phí phát sinh trên?".
Ông Hoàng Thọ Phú, Phó khoa Kinh tế của trường cho biết: "Chương trình học 3 năm là do nhà trường thiết kế, khoa không cố tình kéo dài thời gian học.
Bên cạnh đó, lực lượng giảng viên của trường quá mỏng, trong khi khoa mời giảng tại các lớp liên thông (học buổi tối) đa phần bị từ chối hoặc các thầy, cô chỉ giảng được một vài buổi lại xin vắng mặt không rõ lý do. Vì thế có những môn học khoa phải tạm cho ngừng lịch học vì không tìm được giảng viên thay thế".
Ông Phú cũng thừa nhận lực lượng giảng viên hiện nay của Đại học Hồng Bàng không thể đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Số lớp học quá đông, lịch học dày đặc trong khi đó giảng viên đứng lớp lại thiếu trầm trọng.
Kỳ tuyển sinh năm 2007, riêng khoa Kinh tế hệ liên thông đã có tới 17 lớp kế toán-kiểm toán với gần 1.000 sinh viên.
Cũng theo ông Phú thì tỷ lệ ra trường của sinh viên ở nhóm ngành kế toán-kiểm toán là thấp nhất trong các khoa kinh tế./.
Hữu Duyên (Vietnam+)