“Phú quý sinh lễ nghĩa”, đời sống của người dân Thủ đô càng được nâng cao, thì các thủ tục trong cưới hỏi ngày càng được coi trọng. Ngày ăn hỏi, tùy thuộc vào số lượng tráp, năm chiếc, bảy chiếc hay chín chiếc, nhà trai sẽ có một đoàn các chàng trai bưng lễ, và nhà gái sẽ có chừng đó cô gái đỡ lễ.
Với những gia đình nhiều đời ở Hà Nội, con cháu đông đúc, thì việc lựa chọn đủ số người bưng lễ hay đón lễ không khó. Nhưng còn những cư dân mới, thì việc đó nan giải vô cùng.
Và như bất cứ một dịch vụ nào khác, có cầu là có cung, trên địa bàn Thủ đô lập tức xuất hiện những nhóm thanh niên chuyên đi “xin đám” trong những lễ ăn hỏi. Phần lớn những nhóm đó là sinh viên các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề trên địa bàn Hà Nội, do một sinh viên tháo vát, quảng giao tổ chức được gọi là nhóm trưởng.
Những chàng trai ấy cô gái ấy, ngoài việc chưa có gia đình còn có những tiêu chuẩn khác rất khắt khe. Thứ nhất là mặt mũi phải tươi tắn, dễ coi. Thứ hai là chiều cao phải tương đối đều nhau, chênh nhau chỉ một vài cm. Và thứ ba là trong năm ấy không vướng đại tang (bố hay mẹ, ông nội hay bà nội mất).
Với mỗi nhóm trưởng, việc lựa chọn trong một lớp hay một trường mấy chàng trai hay mấy cô gái hội đủ các tiêu chuẩn như trên chẳng khó khăn gì. Có nhóm trưởng là nam chuyên đi “xin đám” nhà trai. Có những nhóm trưởng là nữ chuyên đi “xin đám” nhà gái, nhưng thường thì họ kết hợp với nhau.
Nhóm trưởng nhóm nam xin được đám, nếu biết nhà gái có khó khăn trong việc chọn người đón lễ, họ sẽ huy động luôn nhóm nữ quen đến và ngược lại… Sau khi xin được đám rồi, nhóm trưởng sẽ thỏa thuận với nhà có đám về thời gian, địa điểm và tiền công.
Những chàng trai đó phải ăn mặc giống nhau, hoặc complê cavát, hoặc quần đen áo sơmi trắng. Các cô gái đón lễ sẽ phải mặc áo dài cùng màu nhưng nhất thiết không được trùng với màu áo dài của cô dâu, mục đích là để cô dâu nổi bật trong đám ăn hỏi.
Nếu vài năm trước, một vài cân chè được cho hết vào túi to, đặt trong một cái quả rồi đậy nắp kín, thì bây giờ, chè được chia thành hàng trăm ấm, đựng trong một hộp giấy tròn màu đỏ, to bằng quả pháo. Hàng trăm hộp chè ấy được xếp thành hình kim tự tháp cao ngất ngưởng trong lòng quả. Những thứ khác như cau, bánh, rượu… cũng cầu kỳ, hình thức như thế.
Mỗi chàng thanh niên mang lễ bước vào là có một thanh nữ ra đỡ lễ, rồi một bên trai, một bên gái, họ mang vào để thành hàng trước bàn thờ nhà gái… Và trong khi đại diện hai họ làm những thủ tục khác, họ tản ra ngồi nhấm nháp kẹo hay cắn hạt dưa, hạt bí. Công việc của họ thế là xong.
Về tiền công, mỗi người được trả 100.000 đồng, ngoài ra còn được phát cho một cái phong bì, nhà giàu thì 50.000 đồng, nhà nghèo vài ba chục ngàn. Đây là phần thu nhập thêm.
Những đám hỏi ở Thủ đô thường được tổ chức vào thứ Bảy hay Chủ Nhật, nên với những chàng trai, cô gái là sinh viên, việc tham gia dẫn lễ hay đón lễ lại càng thuận lợi, vì chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện học hành.
Nguyễn Văn Thành, sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trưởng một nhóm chuyên đi xin đám nhà trai, cho biết: "Nhóm chúng cháu toàn là trai quê. Từ tháng 9 âm lịch đến giờ, chúng cháu làm không hết việc. Có ngày chủ nhật phải “chạy sô” ba đám liền. Tính ra mỗi tháng, mỗi thành viên trong nhóm kiếm được hơn triệu đồng. Từ giờ đến giáp Tết, công việc còn nhiều nữa. Tết về quê, chắc chắn cháu không phải ngửa tay xin bố mẹ rồi"./.
Với những gia đình nhiều đời ở Hà Nội, con cháu đông đúc, thì việc lựa chọn đủ số người bưng lễ hay đón lễ không khó. Nhưng còn những cư dân mới, thì việc đó nan giải vô cùng.
Và như bất cứ một dịch vụ nào khác, có cầu là có cung, trên địa bàn Thủ đô lập tức xuất hiện những nhóm thanh niên chuyên đi “xin đám” trong những lễ ăn hỏi. Phần lớn những nhóm đó là sinh viên các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề trên địa bàn Hà Nội, do một sinh viên tháo vát, quảng giao tổ chức được gọi là nhóm trưởng.
Những chàng trai ấy cô gái ấy, ngoài việc chưa có gia đình còn có những tiêu chuẩn khác rất khắt khe. Thứ nhất là mặt mũi phải tươi tắn, dễ coi. Thứ hai là chiều cao phải tương đối đều nhau, chênh nhau chỉ một vài cm. Và thứ ba là trong năm ấy không vướng đại tang (bố hay mẹ, ông nội hay bà nội mất).
Với mỗi nhóm trưởng, việc lựa chọn trong một lớp hay một trường mấy chàng trai hay mấy cô gái hội đủ các tiêu chuẩn như trên chẳng khó khăn gì. Có nhóm trưởng là nam chuyên đi “xin đám” nhà trai. Có những nhóm trưởng là nữ chuyên đi “xin đám” nhà gái, nhưng thường thì họ kết hợp với nhau.
Nhóm trưởng nhóm nam xin được đám, nếu biết nhà gái có khó khăn trong việc chọn người đón lễ, họ sẽ huy động luôn nhóm nữ quen đến và ngược lại… Sau khi xin được đám rồi, nhóm trưởng sẽ thỏa thuận với nhà có đám về thời gian, địa điểm và tiền công.
Những chàng trai đó phải ăn mặc giống nhau, hoặc complê cavát, hoặc quần đen áo sơmi trắng. Các cô gái đón lễ sẽ phải mặc áo dài cùng màu nhưng nhất thiết không được trùng với màu áo dài của cô dâu, mục đích là để cô dâu nổi bật trong đám ăn hỏi.
Nếu vài năm trước, một vài cân chè được cho hết vào túi to, đặt trong một cái quả rồi đậy nắp kín, thì bây giờ, chè được chia thành hàng trăm ấm, đựng trong một hộp giấy tròn màu đỏ, to bằng quả pháo. Hàng trăm hộp chè ấy được xếp thành hình kim tự tháp cao ngất ngưởng trong lòng quả. Những thứ khác như cau, bánh, rượu… cũng cầu kỳ, hình thức như thế.
Mỗi chàng thanh niên mang lễ bước vào là có một thanh nữ ra đỡ lễ, rồi một bên trai, một bên gái, họ mang vào để thành hàng trước bàn thờ nhà gái… Và trong khi đại diện hai họ làm những thủ tục khác, họ tản ra ngồi nhấm nháp kẹo hay cắn hạt dưa, hạt bí. Công việc của họ thế là xong.
Về tiền công, mỗi người được trả 100.000 đồng, ngoài ra còn được phát cho một cái phong bì, nhà giàu thì 50.000 đồng, nhà nghèo vài ba chục ngàn. Đây là phần thu nhập thêm.
Những đám hỏi ở Thủ đô thường được tổ chức vào thứ Bảy hay Chủ Nhật, nên với những chàng trai, cô gái là sinh viên, việc tham gia dẫn lễ hay đón lễ lại càng thuận lợi, vì chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện học hành.
Nguyễn Văn Thành, sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trưởng một nhóm chuyên đi xin đám nhà trai, cho biết: "Nhóm chúng cháu toàn là trai quê. Từ tháng 9 âm lịch đến giờ, chúng cháu làm không hết việc. Có ngày chủ nhật phải “chạy sô” ba đám liền. Tính ra mỗi tháng, mỗi thành viên trong nhóm kiếm được hơn triệu đồng. Từ giờ đến giáp Tết, công việc còn nhiều nữa. Tết về quê, chắc chắn cháu không phải ngửa tay xin bố mẹ rồi"./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)