Không gian vũ trụ là một phong cảnh rất đẹp, tuy nhiên nó lại là “cối xay thịt” đối với các sinh vật trên Trái Đất, và chính sự bức xạ của Mặt Trời hay môi trường chân không cũng đủ tiêu diệt hoàn toàn mọi sinh vật.
Tuy nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu vừa qua đã thông qua thí nghiệm không gian phát hiện, một số sinh vật Trái Đất có sức sống mãnh liệt có thể tồn tại được trong môi trường chân không của vũ trụ.
Báo cáo của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ngày 1/1 cho biết, để tìm hiểu về các dấu hiệu tồn tại sự sống trong không gian, cơ quan này đã tiến hành một loạt thí nghiệm thông qua khoang thực nghiệm “Columbus” đặt trên trạm không gian quốc tế.
Trong đó các nhà khoa học có gắn 12 chiếc hộp có kích thước bằng vali xách tay treo bên ngoài khoang thực nghiệm. Bên trong những chiếc hộp này có chứa khoảng 644 chủng sinh vật và sinh hóa mẫu, thời gian quan sát là 18 tháng.
Khi các chuyên gia tiến hành kiểm nghiệm kết quả sơ bộ đã phát hiện, đa số các sinh vật đều không thể chịu đựng nổi môi trường sinh sống khắc nghiệt trong vũ trụ.
Tuy nhiên, cũng có thiểu số sinh vật tồn tại được trong môi trường này. Ví dụ như gấu nước, luân trùng và ấu trùng muỗi chironomid đa túc, trong đó khả năng thích ứng tốt nhất thuộc về loài thực vật địa y áo vàng xanthoria.
Nhà sinh vật học Rene Demees thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu cho biết, sở dĩ sinh vật khó tồn tại trong môi trường vũ trụ chủ yếu là do hai nguyên nhân sau: thứ nhất, nước trong môi trường chân không bốc hơi rất nhanh; thứ hai, là do sự biến đối khí hậu rất khác thường và tác hại của sự bức xạ.
Vì vậy những sinh vật tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt như vậy đều là những sinh vật có bản lĩnh đặc biệt, ví dụ như loài thực vật địa y áo vàng xanthoria mặc dù sống trong môi trường bất lợi song chúng có thể tự động biến thành trạng thái “ngủ” để chờ đợi sự cải thiện của môi trường./.
Tuy nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu vừa qua đã thông qua thí nghiệm không gian phát hiện, một số sinh vật Trái Đất có sức sống mãnh liệt có thể tồn tại được trong môi trường chân không của vũ trụ.
Báo cáo của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ngày 1/1 cho biết, để tìm hiểu về các dấu hiệu tồn tại sự sống trong không gian, cơ quan này đã tiến hành một loạt thí nghiệm thông qua khoang thực nghiệm “Columbus” đặt trên trạm không gian quốc tế.
Trong đó các nhà khoa học có gắn 12 chiếc hộp có kích thước bằng vali xách tay treo bên ngoài khoang thực nghiệm. Bên trong những chiếc hộp này có chứa khoảng 644 chủng sinh vật và sinh hóa mẫu, thời gian quan sát là 18 tháng.
Khi các chuyên gia tiến hành kiểm nghiệm kết quả sơ bộ đã phát hiện, đa số các sinh vật đều không thể chịu đựng nổi môi trường sinh sống khắc nghiệt trong vũ trụ.
Tuy nhiên, cũng có thiểu số sinh vật tồn tại được trong môi trường này. Ví dụ như gấu nước, luân trùng và ấu trùng muỗi chironomid đa túc, trong đó khả năng thích ứng tốt nhất thuộc về loài thực vật địa y áo vàng xanthoria.
Nhà sinh vật học Rene Demees thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu cho biết, sở dĩ sinh vật khó tồn tại trong môi trường vũ trụ chủ yếu là do hai nguyên nhân sau: thứ nhất, nước trong môi trường chân không bốc hơi rất nhanh; thứ hai, là do sự biến đối khí hậu rất khác thường và tác hại của sự bức xạ.
Vì vậy những sinh vật tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt như vậy đều là những sinh vật có bản lĩnh đặc biệt, ví dụ như loài thực vật địa y áo vàng xanthoria mặc dù sống trong môi trường bất lợi song chúng có thể tự động biến thành trạng thái “ngủ” để chờ đợi sự cải thiện của môi trường./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)