Dự án cầu sinh thái đầu tiên ở Singapore và ở khu vực Đông Nam Á đã gần như hoàn tất sau khi đại diện các cơ quan chính phủ và tổ chức dân sự đã làm lễ trồng cây trên cầu hôm 5/10.
Nối liền hai khu bảo tồn thiện nhiên qua đường cao tốc Bukit Timah, cây cầu sinh thái có tên Eco-Link@BKE sẽ cho phép động vật hoang dã được tự do di chuyển từ bên này sang bên kia và ngược lại. Dự kiến cây cầu trị giá 16 triệu USD này sẽ được hoàn thiện vào tháng 12 năm nay.
Ủy ban quản lý công viên quốc gia Singapore (Nparks) cho rằng việc nhiều động vật băng qua cầu sẽ có lợi cho những loại thực vật bản địa hiếm như loài cọ vốn được thụ phấn nhờ động vật. Nparks hy vọng cầu nối mới này sẽ trở thành một phương tiện để trao đổi gen của loài cọ giữa hai khu bảo tồn tự nhiên, tăng cường cơ hội sinh tồn cho chúng.
Trước đó, khi tuyến đường cao tốc Bukit Timah được hoàn tất cách đây 25 năm, đời sống thiên nhiên hoang dã ở khu vực này bị chia cắt. Nhiều con vật đã bị các phương tiện giao thông cán chết khi tìm cách vượt đường sang bên kia kiếm thức ăn và bạn tình.
Nparks hy vọng về dài hạn, cầu sinh thái sẽ giúp phục hồi cân bằng sinh thái ở những khu vực tự nhiên bị phân mảnh và tạo ra môi trường khuyến khích đa dạng sinh học.
Theo kế hoạch, công chúng sẽ bị hạn chế tiếp xúc với Eco-Link@BKE trong những năm đầu tiên. Dù vậy, Nparks sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhóm bảo tồn thiên thiên để tổ chức các chuyến đi tham quan ở những nơi có thể đến mà không làm xáo trộn cuộc sống tự nhiên ở các khu bảo tồn này trong tương lai./.
Nối liền hai khu bảo tồn thiện nhiên qua đường cao tốc Bukit Timah, cây cầu sinh thái có tên Eco-Link@BKE sẽ cho phép động vật hoang dã được tự do di chuyển từ bên này sang bên kia và ngược lại. Dự kiến cây cầu trị giá 16 triệu USD này sẽ được hoàn thiện vào tháng 12 năm nay.
Ủy ban quản lý công viên quốc gia Singapore (Nparks) cho rằng việc nhiều động vật băng qua cầu sẽ có lợi cho những loại thực vật bản địa hiếm như loài cọ vốn được thụ phấn nhờ động vật. Nparks hy vọng cầu nối mới này sẽ trở thành một phương tiện để trao đổi gen của loài cọ giữa hai khu bảo tồn tự nhiên, tăng cường cơ hội sinh tồn cho chúng.
Trước đó, khi tuyến đường cao tốc Bukit Timah được hoàn tất cách đây 25 năm, đời sống thiên nhiên hoang dã ở khu vực này bị chia cắt. Nhiều con vật đã bị các phương tiện giao thông cán chết khi tìm cách vượt đường sang bên kia kiếm thức ăn và bạn tình.
Nparks hy vọng về dài hạn, cầu sinh thái sẽ giúp phục hồi cân bằng sinh thái ở những khu vực tự nhiên bị phân mảnh và tạo ra môi trường khuyến khích đa dạng sinh học.
Theo kế hoạch, công chúng sẽ bị hạn chế tiếp xúc với Eco-Link@BKE trong những năm đầu tiên. Dù vậy, Nparks sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhóm bảo tồn thiên thiên để tổ chức các chuyến đi tham quan ở những nơi có thể đến mà không làm xáo trộn cuộc sống tự nhiên ở các khu bảo tồn này trong tương lai./.
Việt Hải/Singapore (Vietnam+)