Singapore đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như Tokyo, Pyeong Chang và Kuala Lumpur để giữ vị trí là thành phố thể thao tốt nhất châu Á năm 2012.
Mặc dù vắng mặt tại một cuộc thi thể thao quốc tế trong năm 2011, năm nay Singapore vẫn đứng ở vị trí thứ sáu trên thế giới của giải Thành phố Thể thao tân tiến nhất do tập đoàn SportBuisness tổ chức bình chọn hai năm một lần.
Vị trí đứng đầu năm 2012 thuộc về London, thành phố đăng cai tổ chức Olympic 2012. Tiếp theo là Melbourne, Sydney, New York và Manchester.
Trong giải năm 2010, Singapore đứng thứ hai chỉ sau Melbourne do tổ chức thành công Đại hội thể thao Olympic dành cho thanh thiếu niên.
Lim Teck Yin, Giám đốc điều hành Hội đồng Thể thao Singapore bày tỏ vui mừng vì thành phố được xếp hạng là thành phố thể thao tốt nhất ở châu Á. Ông khẳng định cam kết hướng tới xây dựng một chiến lược sự kiện đa dạng, giúp tạo ra một nền văn hóa thể thao năng động và bền vững tại Singapore.
Giải thưởng của tập đoàn SportBusiness được đánh giá dựa trên một loạt tiêu chí khác nhau, bao gồm số lượng sự kiện các liên đoàn tổ chức, tầm cỡ của sự kiện, cơ sở vật chất và địa điểm cũng như phương tiện vận chuyển và chỗ ăn ở.
Các tiêu chí khác bao gồm an ninh, hỗ trợ của chính phủ, sự yêu thích thể thao của công chúng và chất lượng cuộc sống.
Năm nay, hội đồng xét duyệt cũng xem xét cả lĩnh vực truyền thông xã hội như là một tiêu chí của việc đánh giá sự gia tăng toàn cầu của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Các thành phố được xem xét cũng được phân loại theo số lượng các môn thể thao hàng năm và các sự kiện lớn được tổ chức hoặc giành được từ năm 2008 đến 2016.
Từ năm 2008, Singapore đã tổ chức một loạt các sự kiện thể thao cao cấp, bao gồm cả giải Đua xe môtô công thức 1, sự kiện giành được nhiều giải thưởng từ ngành công nghiệp thể thao mô tô quốc tế.
Năm 2011, Singapore tổ chức ba giải vô địch thế giới, cụ thể là Giải vô địch bóng rổ thế giới, Giải vô địch Canoe Marathon thế giới của Liên đoàn Canoe quốc tế (ICF) và giải Cup Bóng bàn nữ thế giới của Liên đoàn Bóng bàn quốc tế (ITTF).
Ông Lim tự hào nói rằng trong thập kỷ qua, thể thao Singapore đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc xây dựng thương hiệu và sự hiện diện của nó trên toàn cầu.
"Với Trung tâm Thể thao Singapore được hoàn thành vào năm 2014, tương lai lâu dài của chúng tôi trông thậm chí còn sáng hơn bao giờ hết," ông khẳng định./.
Mặc dù vắng mặt tại một cuộc thi thể thao quốc tế trong năm 2011, năm nay Singapore vẫn đứng ở vị trí thứ sáu trên thế giới của giải Thành phố Thể thao tân tiến nhất do tập đoàn SportBuisness tổ chức bình chọn hai năm một lần.
Vị trí đứng đầu năm 2012 thuộc về London, thành phố đăng cai tổ chức Olympic 2012. Tiếp theo là Melbourne, Sydney, New York và Manchester.
Trong giải năm 2010, Singapore đứng thứ hai chỉ sau Melbourne do tổ chức thành công Đại hội thể thao Olympic dành cho thanh thiếu niên.
Lim Teck Yin, Giám đốc điều hành Hội đồng Thể thao Singapore bày tỏ vui mừng vì thành phố được xếp hạng là thành phố thể thao tốt nhất ở châu Á. Ông khẳng định cam kết hướng tới xây dựng một chiến lược sự kiện đa dạng, giúp tạo ra một nền văn hóa thể thao năng động và bền vững tại Singapore.
Giải thưởng của tập đoàn SportBusiness được đánh giá dựa trên một loạt tiêu chí khác nhau, bao gồm số lượng sự kiện các liên đoàn tổ chức, tầm cỡ của sự kiện, cơ sở vật chất và địa điểm cũng như phương tiện vận chuyển và chỗ ăn ở.
Các tiêu chí khác bao gồm an ninh, hỗ trợ của chính phủ, sự yêu thích thể thao của công chúng và chất lượng cuộc sống.
Năm nay, hội đồng xét duyệt cũng xem xét cả lĩnh vực truyền thông xã hội như là một tiêu chí của việc đánh giá sự gia tăng toàn cầu của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Các thành phố được xem xét cũng được phân loại theo số lượng các môn thể thao hàng năm và các sự kiện lớn được tổ chức hoặc giành được từ năm 2008 đến 2016.
Từ năm 2008, Singapore đã tổ chức một loạt các sự kiện thể thao cao cấp, bao gồm cả giải Đua xe môtô công thức 1, sự kiện giành được nhiều giải thưởng từ ngành công nghiệp thể thao mô tô quốc tế.
Năm 2011, Singapore tổ chức ba giải vô địch thế giới, cụ thể là Giải vô địch bóng rổ thế giới, Giải vô địch Canoe Marathon thế giới của Liên đoàn Canoe quốc tế (ICF) và giải Cup Bóng bàn nữ thế giới của Liên đoàn Bóng bàn quốc tế (ITTF).
Ông Lim tự hào nói rằng trong thập kỷ qua, thể thao Singapore đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc xây dựng thương hiệu và sự hiện diện của nó trên toàn cầu.
"Với Trung tâm Thể thao Singapore được hoàn thành vào năm 2014, tương lai lâu dài của chúng tôi trông thậm chí còn sáng hơn bao giờ hết," ông khẳng định./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)