Tại Diễnđàn Doanh nghiệp châu Á-Mỹ Latin tổ chức tại Singaporengày 2/10, Tổng Giám đốc điều hành của International Enterprise (IE) Singapore,ông Teo Eng Cheong đã kêu gọi các doanh nghiệp của Đảo quốc Sư tử tăng cường đầutư vào khu vực Mỹ Latin.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệpchâu Á-Mỹ Latin do IE, cơ quan thúc đẩy đầu tư và thương mại ra nước ngoài củaSingapore, tổ chức hằng năm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chínhSingapore, ông Tharman Shanmugaratnam cho rằng châu Á và Mỹ Latinh ngày càng trởnên quan trọng đối với nền kinh tế của nhau.
Ông Tharman nói: “Cả hai khu vực đều đang chịunhững thách thức giống nhau liên quan tới nhu cầu đầu tư và tăng sản lượng” và“châu Á và Mỹ Latinh cần phải hội nhập kinh tế sâu rộng hơn để xây dựng thị trườngmới, tìm kiếm các nguồn tăng trưởng mới và đa dạng hóa mối quan hệ thương mạivà đầu tư.”
Trong khi nền kinh tế thế giới đangđối mặt với sự tăng trưởng không bền vững thì nhiều nền kinh tế tại châu Á và MỹLatinh vẫn đạt tốc độ phát triển nhanh. Dự kiến năm nay, các nền kinh tế châu Á sẽđạt mức tăng trưởng 6,9% và Mỹ Latinh đạt 3%, cao hơn mức dự báo là dưới 2% đốivới Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tiến sỹ Alejandro Ferrer, đại diệndoanh nghiệp của IE tại Panama, nói với báo giới rằng không có nước Mỹ Latinhnào lại không cần đầu tư để phát triển hạ tầng.
Theo tiến sỹ Ferrer, nhucầu này đã tạo nhiều cơ hội tốt cho các công ty của Singapore hoạt động trongcác lĩnh vực kế hoạch hóa đô thị, quản lý nước và chất thải, bất động sản vàcác ngành công nghiệp giao thông vận tải.
Theo IE, từ năm 2003 đến năm 2012,quan hệ thương mại của Singapore với khu vực Mỹ Latinh đã tăng 21,2% và kim ngạchthương mại hai chiều trong tám tháng đầu năm nay đạt 21,5 tỷ USD, tăng 6,3% sovới cùng kỳ năm ngoái. Singapore đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại (FTA)với Chile, Costa Rica, Panama và Peru.
Hơn 100 công ty của Singapore đã đầutư vào các nước Mỹ Latinh, chủ yếu trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, năng lượng,giao thông vận tải và hậu cần.
Từ năm 2002 đến năm 2011, đầu tư của Singaporevào Mỹ Latinh tăng trung bình 7,5%/năm và đạt 45,2 tỷ USD vào năm 2011. Trong sốcác nhà đầu tư châu Á vào Mỹ Latinh, Singapore đứng thứ tư tại Brazil và thứ batại Mexico.
Do vị trí chiến lược và môi trường kinh doanh thuận lợi củaSingapore, nhiều công ty Mỹ Latinh đã đầu tư vào Đảo quốc Sư tử và chọn nước nàylà cơ sở để tiếp cận các thị trường khác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tính cả khu vực châu Á, kim ngạchthương mại với Mỹ Latinh tăng bình quân 22,8%/năm trong khoảng thời gian từ năm2003 đến năm 2012 và đạt 326 tỷ USD trong năm ngoái. Trong 10 năm qua, hai khuvực này đã đạt được 22 FTA. Hơn nữa, 12 nước, trong đó có 8 nước châu Á và MỹLatinh, đang tiến hành đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương(TPP), một thỏa thuận nhằm đạt được tư do thương mại tại khu vực Thái BìnhDương.
Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp châu Á-Mỹ Latinh lần thứ 10 năm nay, từ ngày 30/9 đến ngày 5/10 diễn ra 4 hội thảo vềquan hệ đối tác châu Á-Mỹ Latinh, cơ hội đầu tư vào ngành dầu khí ở Colombia vàBrazil, cơ hội đầu tư vào Liên minh Thái Bình Dương (gồm Chile, Colombia,Mexico và Peru). Các sự kiện này đã thu hút sự tham dự của hơn 350 đại biểu đếntừ hơn 20 nước và đại diện của khoảng 100 công ty Singapore./.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệpchâu Á-Mỹ Latin do IE, cơ quan thúc đẩy đầu tư và thương mại ra nước ngoài củaSingapore, tổ chức hằng năm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chínhSingapore, ông Tharman Shanmugaratnam cho rằng châu Á và Mỹ Latinh ngày càng trởnên quan trọng đối với nền kinh tế của nhau.
Ông Tharman nói: “Cả hai khu vực đều đang chịunhững thách thức giống nhau liên quan tới nhu cầu đầu tư và tăng sản lượng” và“châu Á và Mỹ Latinh cần phải hội nhập kinh tế sâu rộng hơn để xây dựng thị trườngmới, tìm kiếm các nguồn tăng trưởng mới và đa dạng hóa mối quan hệ thương mạivà đầu tư.”
Trong khi nền kinh tế thế giới đangđối mặt với sự tăng trưởng không bền vững thì nhiều nền kinh tế tại châu Á và MỹLatinh vẫn đạt tốc độ phát triển nhanh. Dự kiến năm nay, các nền kinh tế châu Á sẽđạt mức tăng trưởng 6,9% và Mỹ Latinh đạt 3%, cao hơn mức dự báo là dưới 2% đốivới Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tiến sỹ Alejandro Ferrer, đại diệndoanh nghiệp của IE tại Panama, nói với báo giới rằng không có nước Mỹ Latinhnào lại không cần đầu tư để phát triển hạ tầng.
Theo tiến sỹ Ferrer, nhucầu này đã tạo nhiều cơ hội tốt cho các công ty của Singapore hoạt động trongcác lĩnh vực kế hoạch hóa đô thị, quản lý nước và chất thải, bất động sản vàcác ngành công nghiệp giao thông vận tải.
Theo IE, từ năm 2003 đến năm 2012,quan hệ thương mại của Singapore với khu vực Mỹ Latinh đã tăng 21,2% và kim ngạchthương mại hai chiều trong tám tháng đầu năm nay đạt 21,5 tỷ USD, tăng 6,3% sovới cùng kỳ năm ngoái. Singapore đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại (FTA)với Chile, Costa Rica, Panama và Peru.
Hơn 100 công ty của Singapore đã đầutư vào các nước Mỹ Latinh, chủ yếu trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, năng lượng,giao thông vận tải và hậu cần.
Từ năm 2002 đến năm 2011, đầu tư của Singaporevào Mỹ Latinh tăng trung bình 7,5%/năm và đạt 45,2 tỷ USD vào năm 2011. Trong sốcác nhà đầu tư châu Á vào Mỹ Latinh, Singapore đứng thứ tư tại Brazil và thứ batại Mexico.
Do vị trí chiến lược và môi trường kinh doanh thuận lợi củaSingapore, nhiều công ty Mỹ Latinh đã đầu tư vào Đảo quốc Sư tử và chọn nước nàylà cơ sở để tiếp cận các thị trường khác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tính cả khu vực châu Á, kim ngạchthương mại với Mỹ Latinh tăng bình quân 22,8%/năm trong khoảng thời gian từ năm2003 đến năm 2012 và đạt 326 tỷ USD trong năm ngoái. Trong 10 năm qua, hai khuvực này đã đạt được 22 FTA. Hơn nữa, 12 nước, trong đó có 8 nước châu Á và MỹLatinh, đang tiến hành đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương(TPP), một thỏa thuận nhằm đạt được tư do thương mại tại khu vực Thái BìnhDương.
Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp châu Á-Mỹ Latinh lần thứ 10 năm nay, từ ngày 30/9 đến ngày 5/10 diễn ra 4 hội thảo vềquan hệ đối tác châu Á-Mỹ Latinh, cơ hội đầu tư vào ngành dầu khí ở Colombia vàBrazil, cơ hội đầu tư vào Liên minh Thái Bình Dương (gồm Chile, Colombia,Mexico và Peru). Các sự kiện này đã thu hút sự tham dự của hơn 350 đại biểu đếntừ hơn 20 nước và đại diện của khoảng 100 công ty Singapore./.
Kim Yến/Singapore (Vietnam+)