Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao cho biết: Công ty Akitek Tenggara - Singapore là đơn vị tư vấn, đang giúp tỉnh Thừa Thiên-Huế quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2013-2025.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2013-2025 phải mở ra một tầm nhìn mới, một tư duy mới, tạo bước đột phá căn bản.
Quy hoạch còn phải hướng đến việc phát huy lợi thế về tiềm năng tự nhiên, xã hội và nhân văn, phù hợp với những mô hình phát triển du lịch bền vững theo xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới và đất nước, trên tinh thần kế thừa và vận dụng đúng di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
Công ty Akitek Tenggara - Singapore và tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thống nhất cao trong việc quy hoạch, tập trung xây dựng 14 dự án trọng điểm, trong đó có 5 dự án được đề nghị ưu tiên triển khai và kêu gọi đầu tư nhằm tạo bước đột phá cho du lịch Huế thế kỷ XXI.
Trong đó, nổi bật là dự án nông thị, liên quan đến mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, xóa đói giảm nghèo, mở hướng phát triển du lịch làng quê vừa truyền thống vừa hiện đại như một mô hình sống động của nền kinh tế xanh.
Bốn dự án còn lại gồm du thuyền trên sông Hương, dự án khai thác cồn Hến, thành phố xanh Chân Mây - Lăng Cô và công nghiệp du thuyền liên quan đến mở hướng phát triển trên không gian nước.
Ngoài ra, hai bên còn tập trung khai thác chiến lược phát triển thương hiệu "du lịch Huế," xác định các giải pháp triển khai quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2013-2025 trước ngày 30/5 trình Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Giá trị của hợp đồng quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2013-2025 là 3,52 triệu USD; trong đó vốn của tỉnh Thừa Thiên-Huế là 470.000 USD, còn lại là vốn của đối tác./.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2013-2025 phải mở ra một tầm nhìn mới, một tư duy mới, tạo bước đột phá căn bản.
Quy hoạch còn phải hướng đến việc phát huy lợi thế về tiềm năng tự nhiên, xã hội và nhân văn, phù hợp với những mô hình phát triển du lịch bền vững theo xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới và đất nước, trên tinh thần kế thừa và vận dụng đúng di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
Công ty Akitek Tenggara - Singapore và tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thống nhất cao trong việc quy hoạch, tập trung xây dựng 14 dự án trọng điểm, trong đó có 5 dự án được đề nghị ưu tiên triển khai và kêu gọi đầu tư nhằm tạo bước đột phá cho du lịch Huế thế kỷ XXI.
Trong đó, nổi bật là dự án nông thị, liên quan đến mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, xóa đói giảm nghèo, mở hướng phát triển du lịch làng quê vừa truyền thống vừa hiện đại như một mô hình sống động của nền kinh tế xanh.
Bốn dự án còn lại gồm du thuyền trên sông Hương, dự án khai thác cồn Hến, thành phố xanh Chân Mây - Lăng Cô và công nghiệp du thuyền liên quan đến mở hướng phát triển trên không gian nước.
Ngoài ra, hai bên còn tập trung khai thác chiến lược phát triển thương hiệu "du lịch Huế," xác định các giải pháp triển khai quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2013-2025 trước ngày 30/5 trình Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Giá trị của hợp đồng quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2013-2025 là 3,52 triệu USD; trong đó vốn của tỉnh Thừa Thiên-Huế là 470.000 USD, còn lại là vốn của đối tác./.
Quốc Việt (TTXVN)