Ngày 10/12 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết đề án “Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam-Singapore 2008-2010.”
Đánh giá kết quả việc thực hiện đề án, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết với sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục Singapore và Quỹ Temasek (Singapore), đề án Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapore đã thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng, hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam đã bước đầu đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý, gắn tầm nhìn với hành động; tăng cường học tập, chia sẻ để làm phong phú thêm thực tiễn quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó, đề án cũng góp phần tăng cường năng lực tư vấn, giám sát việc thực hiện đổi mới lãnh đạo trường học cho các cán bộ làm công tác quản lý giáo dục tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Chương trình đào tạo này cần tiếp tục duy trì và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Theo báo cáo tổng kết tại hội nghị, năm 2009 có 60/63 tỉnh tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng với hơn 12.600 hiệu trưởng được cấp giấy chứng nhận (hoàn thành 95,36% kế hoạch); năm 2010 có 62/63 tỉnh tham gia với hơn 16.890 hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục được cấp chứng nhận (hoàn thành 99,36% so với kế hoạch).
Nhìn chung, nội dung chương trình đào tạo được đánh giá là phù hợp và hiện đại, làm thay đổi tư duy và tầm nhìn cho các hiệu trưởng; có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý của hiệu trưởng phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Một số địa phương đã bố trí hỗ trợ kinh phí, tổ chức cho hiệu trưởng đi khảo sát, học tập thực tế tại Singapore và các tỉnh bạn, tiêu biểu như Hà Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các đại biểu cũng đã chỉ ra một số mặt hạn chế cần khắc phục như tài liệu của một số địa phương biên soạn còn chung chung, chưa làm rõ được tính đặc thù của địa phương; cách thức tổ chức đi thực tế của các địa phương còn nhiều điểm cần rút kinh nghiệm như số lượng đoàn đi đông, kế hoạch hay thay đổi gây ảnh hưởng đến phía bạn…
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Đề án, các địa phương đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung đối tượng được học tập là cán bộ quản lý phòng trong sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục quận, huyện và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có chỉ đạo và hướng dẫn cho các địa phương trong việc tiếp tục tổ chức duy trì, phát triển chương trình này./.
Đánh giá kết quả việc thực hiện đề án, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết với sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục Singapore và Quỹ Temasek (Singapore), đề án Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapore đã thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng, hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam đã bước đầu đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý, gắn tầm nhìn với hành động; tăng cường học tập, chia sẻ để làm phong phú thêm thực tiễn quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó, đề án cũng góp phần tăng cường năng lực tư vấn, giám sát việc thực hiện đổi mới lãnh đạo trường học cho các cán bộ làm công tác quản lý giáo dục tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Chương trình đào tạo này cần tiếp tục duy trì và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Theo báo cáo tổng kết tại hội nghị, năm 2009 có 60/63 tỉnh tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng với hơn 12.600 hiệu trưởng được cấp giấy chứng nhận (hoàn thành 95,36% kế hoạch); năm 2010 có 62/63 tỉnh tham gia với hơn 16.890 hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục được cấp chứng nhận (hoàn thành 99,36% so với kế hoạch).
Nhìn chung, nội dung chương trình đào tạo được đánh giá là phù hợp và hiện đại, làm thay đổi tư duy và tầm nhìn cho các hiệu trưởng; có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý của hiệu trưởng phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Một số địa phương đã bố trí hỗ trợ kinh phí, tổ chức cho hiệu trưởng đi khảo sát, học tập thực tế tại Singapore và các tỉnh bạn, tiêu biểu như Hà Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các đại biểu cũng đã chỉ ra một số mặt hạn chế cần khắc phục như tài liệu của một số địa phương biên soạn còn chung chung, chưa làm rõ được tính đặc thù của địa phương; cách thức tổ chức đi thực tế của các địa phương còn nhiều điểm cần rút kinh nghiệm như số lượng đoàn đi đông, kế hoạch hay thay đổi gây ảnh hưởng đến phía bạn…
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Đề án, các địa phương đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung đối tượng được học tập là cán bộ quản lý phòng trong sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục quận, huyện và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có chỉ đạo và hướng dẫn cho các địa phương trong việc tiếp tục tổ chức duy trì, phát triển chương trình này./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)