Singapore đang tiến hành nghiên cứu dự án khả thi để xây dựng cảng khí hóa lỏng thiên nhiên (LNG) thứ hai với công suất hàng năm 9 triệu tấn.
Người phát ngôn Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore mới đây khẳng định rằng để trở thành trung tâm giao dịch LNG hàng đầu của châu Á, đảo quốc Sư tử cần phải xây dựng cảng thứ hai với vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD.
Singapore đang cố gắng khẳng định vị thế của mình như một trung tâm giao dịch LNG tại châu Á bởi Singapore nằm ở vị trí giữa các nhà sản xuất như Malaysia, Indonesia, Australia và các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhu cầu đang ngày càng tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan - xương sống của thị trường LNG toàn cầu, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Vấn đề hiện nay là địa điểm để xây dựng cảng thứ hai, chắc chắn không phải ở cùng trên Đảo Jurong với cảng thứ nhất nhằm hạn chế nguy cơ an ninh và tai nạn.
Cảng LNG đầu tiên được xây trên đảo nhân tạo Jurong ở phía tây nam Singapore với tổng vốn đầu tư lên tới 1,7 tỷ USD.
Vào tháng 8/2006, Singapore công bố kế hoạch xây dựng cảng LNG để nhập khẩu LNG đáp ứng nhu cầu nội địa và chế biến và tái xuất sang các nước châu Á vốn đang tiêu thụ hơn 80% lượng LNG toàn cầu.
Trước khi khánh thành cảng LNG đầu tiên, Singapore phải dựa vào nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Malaysia và Indonesia theo hợp đồng kéo dài đến năm 2023 với giá 1 triệu BTU dao động từ 15 USD đến 20 USD, giá được xem là cao nhất trên thế giới.
Hiện tại, hai bồn chứa ở cảng đầu tiên có khả năng xử lý 3,5 triệu tấn khí/năm và bắt đầu vận hành chính thức từ tháng 5/2013. Công suất hằng năm của cảng này sẽ được nâng lên 6 triệu tấn khi bồn chứa thứ ba được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay, và tăng lên 9 triệu tấn vào năm 2017 khi bồn chứa thứ tư hoạt động.
Các cơ quan chức năng của Singapore cho biết nhu cầu LNG của Singapore có thể tăng lên đến 3 triệu tấn/năm vào năm 2015.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), hai năm nữa, châu Á sẽ là thị trường khí gas lớn thứ hai trên thế giới và khu vực này có thể phải gánh chịu mức giá LNG cao nhất cho tới khi một trung tâm kinh doanh LNG được xây dựng tại khu vực./.
Người phát ngôn Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore mới đây khẳng định rằng để trở thành trung tâm giao dịch LNG hàng đầu của châu Á, đảo quốc Sư tử cần phải xây dựng cảng thứ hai với vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD.
Singapore đang cố gắng khẳng định vị thế của mình như một trung tâm giao dịch LNG tại châu Á bởi Singapore nằm ở vị trí giữa các nhà sản xuất như Malaysia, Indonesia, Australia và các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhu cầu đang ngày càng tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan - xương sống của thị trường LNG toàn cầu, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Vấn đề hiện nay là địa điểm để xây dựng cảng thứ hai, chắc chắn không phải ở cùng trên Đảo Jurong với cảng thứ nhất nhằm hạn chế nguy cơ an ninh và tai nạn.
Cảng LNG đầu tiên được xây trên đảo nhân tạo Jurong ở phía tây nam Singapore với tổng vốn đầu tư lên tới 1,7 tỷ USD.
Vào tháng 8/2006, Singapore công bố kế hoạch xây dựng cảng LNG để nhập khẩu LNG đáp ứng nhu cầu nội địa và chế biến và tái xuất sang các nước châu Á vốn đang tiêu thụ hơn 80% lượng LNG toàn cầu.
Trước khi khánh thành cảng LNG đầu tiên, Singapore phải dựa vào nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Malaysia và Indonesia theo hợp đồng kéo dài đến năm 2023 với giá 1 triệu BTU dao động từ 15 USD đến 20 USD, giá được xem là cao nhất trên thế giới.
Hiện tại, hai bồn chứa ở cảng đầu tiên có khả năng xử lý 3,5 triệu tấn khí/năm và bắt đầu vận hành chính thức từ tháng 5/2013. Công suất hằng năm của cảng này sẽ được nâng lên 6 triệu tấn khi bồn chứa thứ ba được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay, và tăng lên 9 triệu tấn vào năm 2017 khi bồn chứa thứ tư hoạt động.
Các cơ quan chức năng của Singapore cho biết nhu cầu LNG của Singapore có thể tăng lên đến 3 triệu tấn/năm vào năm 2015.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), hai năm nữa, châu Á sẽ là thị trường khí gas lớn thứ hai trên thế giới và khu vực này có thể phải gánh chịu mức giá LNG cao nhất cho tới khi một trung tâm kinh doanh LNG được xây dựng tại khu vực./.
Kim Yến/Singapore (Vietnam+)