Trước sức mua ngày càng tăng của khách hàng, hiện rất nhiều siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang chủ động liên kết với nhà nông trong việc giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung nông sản ổn định, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đây là tín hiệu vui cho bài toán đầu ra của nhà nông vốn rất bấp bênh trong thời gian qua.
Thênh thang đường vào siêu thị…
Chưa bao giờ nhà nông, đặc biệt là các hộ trồng rau, củ, quả tại những vùng chuyên canh như tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang lại được doanh nghiệp kinh doanh siêu thị “săn sóc” chu đáo như hiện nay.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C cho biết, trái cây Đồng bằng sông Cửu Long và rau, củ Lâm Đồng đóng vai trò chủ chốt tại các siêu thị Big C và đang góp phần làm phong phú chủng loại rau, củ, quả bán ra. Chính việc hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất đã góp phần giảm giá rau, củ, quả tại Big C, bình ổn được giá cả, nhất là những lúc cao điểm dịp lễ, Tết.
Ngay từ năm 2008, Big C đã triển khai dự án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng nông sản, thực phẩm truyền thống… và hướng đến việc hợp tác trực tiếp với những cơ sở sản xuất, các hộ nông dân thay vì thu mua qua trung gian như trước đây. Cụ thể hóa dự án này, Big C nhanh chóng triển khai thu mua trực tiếp trái cây tại Đồng bằng sông Cửu Long, rau, củ tại cao nguyên Lâm Đồng và các địa phương nơi Big C có mặt.
Tương tự, Saigon Co.op cũng lần lượt ký kết hợp đồng đầu tư và tiêu thụ nông sản với tỉnh Tiền Giang, Lâm Đồng… Theo đó, Saigon Co.op sẽ đầu tư và tạo điều kiện để đưa sản phẩm nông nghiệp của nhà nông vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Co.opMart và cửa hàng Co.op Food một cách thường xuyên và ổn định với tổng vốn đầu tư cho chương trình dự kiến trên 20 tỷ đồng.
Ký kết hợp đồng đầu tư và tiêu thụ nông sản của các tỉnh, thành trên toàn quốc là sự chủ động của các siêu thị về nguồn hàng và giá bán. Chương trình đang được sự hưởng ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp đối tác, người tiêu dùng và nhà nông, bởi đây là hướng đi đúng đắn, mang lại lợi ích cho cả ba bên.
Nhà nước, nhà khoa học vào cuộc
Song hành với công tác mở rộng mạng lưới, Saigon Co.op đang chú trọng đầu tư chiều sâu cho sản xuất trong nỗ lực chủ động được nguồn cung, không bị phụ thuộc quá nhiều vào trung gian. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ký kết với những tỉnh, thành khác nhằm đảm bảo đầu vào của hàng nông sản tại các hệ thống phân phối trực thuộc.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ vay không tính lãi hàng tỷ đồng/năm, doanh nghiệp đã tạo việc làm cho nhiều hộ nông dân, chủ động được nguồn hàng và không phải đi “ăn đong” như trước đây.
Siêu thị Big C có những qui định bắt buộc về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa, sự ổn định của nguồn hàng… với các đơn vị ký kết. Những thỏa thuận trên được doanh nghiệp triển khai chặt chẽ với sự cam kết thực hiện của nhà nông và sự giám sát, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở.
Theo bà Trang, chính những “thủ tục” này đã tạo ra những ngần ngại ban đầu, nhưng khi các nhà khoa học vào cuộc phân tích, hướng dẫn giúp nhà nông thấy rõ lợi ích lâu dài và những đảm bảo tài chính, sự hỗ trợ tận tình về mặt kỹ thuật đã tạo được sự thay đổi trong canh tác của nhà nông.
Với Saigon Co.op khi thực hiện chương trình, doanh nghiệp cam kết sẽ ứng vốn sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản; đội ngũ chuyên môn phổ biến cho nông dân về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của Saigon Co.op đối với nông sản; tuyên truyền và hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng VietGap.
“Với sự tham gia của Nhà nước và nhà khoa học, chúng tôi tin sẽ thành công trong việc đưa các sản phẩm nông nghiệp giá phải chăng, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo đến người tiêu dùng,” bà Thu kết luận./.
Đây là tín hiệu vui cho bài toán đầu ra của nhà nông vốn rất bấp bênh trong thời gian qua.
Thênh thang đường vào siêu thị…
Chưa bao giờ nhà nông, đặc biệt là các hộ trồng rau, củ, quả tại những vùng chuyên canh như tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang lại được doanh nghiệp kinh doanh siêu thị “săn sóc” chu đáo như hiện nay.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C cho biết, trái cây Đồng bằng sông Cửu Long và rau, củ Lâm Đồng đóng vai trò chủ chốt tại các siêu thị Big C và đang góp phần làm phong phú chủng loại rau, củ, quả bán ra. Chính việc hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất đã góp phần giảm giá rau, củ, quả tại Big C, bình ổn được giá cả, nhất là những lúc cao điểm dịp lễ, Tết.
Ngay từ năm 2008, Big C đã triển khai dự án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng nông sản, thực phẩm truyền thống… và hướng đến việc hợp tác trực tiếp với những cơ sở sản xuất, các hộ nông dân thay vì thu mua qua trung gian như trước đây. Cụ thể hóa dự án này, Big C nhanh chóng triển khai thu mua trực tiếp trái cây tại Đồng bằng sông Cửu Long, rau, củ tại cao nguyên Lâm Đồng và các địa phương nơi Big C có mặt.
Tương tự, Saigon Co.op cũng lần lượt ký kết hợp đồng đầu tư và tiêu thụ nông sản với tỉnh Tiền Giang, Lâm Đồng… Theo đó, Saigon Co.op sẽ đầu tư và tạo điều kiện để đưa sản phẩm nông nghiệp của nhà nông vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Co.opMart và cửa hàng Co.op Food một cách thường xuyên và ổn định với tổng vốn đầu tư cho chương trình dự kiến trên 20 tỷ đồng.
Ký kết hợp đồng đầu tư và tiêu thụ nông sản của các tỉnh, thành trên toàn quốc là sự chủ động của các siêu thị về nguồn hàng và giá bán. Chương trình đang được sự hưởng ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp đối tác, người tiêu dùng và nhà nông, bởi đây là hướng đi đúng đắn, mang lại lợi ích cho cả ba bên.
Nhà nước, nhà khoa học vào cuộc
Song hành với công tác mở rộng mạng lưới, Saigon Co.op đang chú trọng đầu tư chiều sâu cho sản xuất trong nỗ lực chủ động được nguồn cung, không bị phụ thuộc quá nhiều vào trung gian. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ký kết với những tỉnh, thành khác nhằm đảm bảo đầu vào của hàng nông sản tại các hệ thống phân phối trực thuộc.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ vay không tính lãi hàng tỷ đồng/năm, doanh nghiệp đã tạo việc làm cho nhiều hộ nông dân, chủ động được nguồn hàng và không phải đi “ăn đong” như trước đây.
Siêu thị Big C có những qui định bắt buộc về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa, sự ổn định của nguồn hàng… với các đơn vị ký kết. Những thỏa thuận trên được doanh nghiệp triển khai chặt chẽ với sự cam kết thực hiện của nhà nông và sự giám sát, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở.
Theo bà Trang, chính những “thủ tục” này đã tạo ra những ngần ngại ban đầu, nhưng khi các nhà khoa học vào cuộc phân tích, hướng dẫn giúp nhà nông thấy rõ lợi ích lâu dài và những đảm bảo tài chính, sự hỗ trợ tận tình về mặt kỹ thuật đã tạo được sự thay đổi trong canh tác của nhà nông.
Với Saigon Co.op khi thực hiện chương trình, doanh nghiệp cam kết sẽ ứng vốn sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản; đội ngũ chuyên môn phổ biến cho nông dân về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của Saigon Co.op đối với nông sản; tuyên truyền và hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng VietGap.
“Với sự tham gia của Nhà nước và nhà khoa học, chúng tôi tin sẽ thành công trong việc đưa các sản phẩm nông nghiệp giá phải chăng, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo đến người tiêu dùng,” bà Thu kết luận./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)