Ngày 4/9, một chiếc tàu cá khổng lồ của Hà Lan đã được bật đèn xanh để hoạt động tại vùng nước của Australia, nhưng kèm theo nhiều điều kiện để đảm bảo giảm thiểu việc bắt được những con thú như cá heo, hải cẩu và sư tử biển.
Con tàu FV Margiris, dài 143m, trọng tải 9.500 tấn, đã cập cảng Lincoln ở Nam Australia vào ngày 30/8 để cắm cờ với tư cách một tàu Australia, trước khi tới Tasmania để đánh cá.
Bộ trưởng Môi trường Tony Burke đã tìm kiếm sự tư vấn pháp lý về việc liệu ông có thể can thiệp, do có những quan ngại rằng cá heo và các động vật thủy sinh khác sẽ vướng vào tấm lưới khổng lồ của con tàu.
Nói với kênh truyền hình ABC, ông Burke cho biết: "Theo luật môi trường quốc gia hiện nay, tôi không có quyền cấm con tàu." Nhưng ông nói rằng các nhà điều hành tàu sẽ phải chứng minh rằng họ đã làm tất cả để giảm thiểu việc đánh bắt nhầm các động vật kể trên.
"Con tàu lớn này sẽ phải đánh cá trong các quy định khác nhau để tác động của nó lên môi trường sẽ không lớn hơn tác động của các tàu đánh cá nhỏ," ông nói.
Theo các điều kiện do chính phủ quy định, hoạt động đánh cá sẽ dừng ngay lập tức nếu có một con cá heo hoặc ba con hải cẩu bị chết vì vướng vào lưới đánh cá của tàu. Nó cũng bị cấm hoạt động tại các vùng săn mồi của sư tử biển.
Tàu sẽ có một nhà quan sát đi kèm để giám sát và ghi lại hoạt động nhờ một camera gắn dưới nước.
Con tàu Margiris đã khiến các nhóm bảo tồn và cộng đồng ngư dân địa phương phản ứng dữ dội, khi người ta tuyên bố hồi đầu năm nay rằng nó sẽ đánh cá ngoài khơi Tasmania.
Cơ quan Quản lý Ngư nghiệp Australia đã bác bỏ các quan ngại vì tình trạng đánh bắt quá đà, nói rằng con tàu chỉ được phép đánh bắt 10% lượng cá hiện có và sẽ không gây ảnh hưởng lên hệ sinh thái./.
Con tàu FV Margiris, dài 143m, trọng tải 9.500 tấn, đã cập cảng Lincoln ở Nam Australia vào ngày 30/8 để cắm cờ với tư cách một tàu Australia, trước khi tới Tasmania để đánh cá.
Bộ trưởng Môi trường Tony Burke đã tìm kiếm sự tư vấn pháp lý về việc liệu ông có thể can thiệp, do có những quan ngại rằng cá heo và các động vật thủy sinh khác sẽ vướng vào tấm lưới khổng lồ của con tàu.
Nói với kênh truyền hình ABC, ông Burke cho biết: "Theo luật môi trường quốc gia hiện nay, tôi không có quyền cấm con tàu." Nhưng ông nói rằng các nhà điều hành tàu sẽ phải chứng minh rằng họ đã làm tất cả để giảm thiểu việc đánh bắt nhầm các động vật kể trên.
"Con tàu lớn này sẽ phải đánh cá trong các quy định khác nhau để tác động của nó lên môi trường sẽ không lớn hơn tác động của các tàu đánh cá nhỏ," ông nói.
Theo các điều kiện do chính phủ quy định, hoạt động đánh cá sẽ dừng ngay lập tức nếu có một con cá heo hoặc ba con hải cẩu bị chết vì vướng vào lưới đánh cá của tàu. Nó cũng bị cấm hoạt động tại các vùng săn mồi của sư tử biển.
Tàu sẽ có một nhà quan sát đi kèm để giám sát và ghi lại hoạt động nhờ một camera gắn dưới nước.
Con tàu Margiris đã khiến các nhóm bảo tồn và cộng đồng ngư dân địa phương phản ứng dữ dội, khi người ta tuyên bố hồi đầu năm nay rằng nó sẽ đánh cá ngoài khơi Tasmania.
Cơ quan Quản lý Ngư nghiệp Australia đã bác bỏ các quan ngại vì tình trạng đánh bắt quá đà, nói rằng con tàu chỉ được phép đánh bắt 10% lượng cá hiện có và sẽ không gây ảnh hưởng lên hệ sinh thái./.
Linh Vũ (Vietnam+)