Ngày 12/11/2012, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu. Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 39/2012/ TT-BCT hướng dẫn cụ thể hơn nhằm quy hoạch lại ngành rượu, chấm dứt tình trạng nấu rượu tràn lan, tạo thuận lợi cho việc quản lý.
[Bắt đầu từ năm 2014, rượu nội cũng phải dán tem]
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tham gia Hội nghị phổ biến pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu do Bộ Công Thương tổ chức sáng 30/5, tại Hà Nội cho rằng, để thực hiện thì không hề đơn giản, bởi văn bản hướng dẫn còn chung chung, đối tượng điều chỉnh chính là rượu sản xuất thủ công thì đang phát triển tràn lan, khó quản lý.
Luật có nhưng vẫn vướng
Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sản xuất...
Nhưng trên thực tế, theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân, đại diện Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù Nghị định 94/2012/NĐ-CP đã ban hành nhưng hiện Hà Nội chưa cấp được một giấy phép nào cho các cơ sở sản xuất rượu thủ công để hoạt động nên không rõ có bao nhiêu cơ sở đang tồn tại.
Hơn nữa, theo quy định mới của Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì lại quá khó, cụ thể là việc quy định sản xuất rượu thủ công phải có 2 người lao động trực tiếp, cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm... nếu giao cho Ủy ban xã phường cấp phép sẽ rất lúng túng, không có chuyên môn nghiệp vụ để theo dõi.
Đồng quan điểm trên, đại diện Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng, hiện nay quy định về sản xuất rượu thủ công đã có, thế nhưng cấm là một chuyện, còn ai đi thực hiện lệnh cấm, ai sẽ đứng ra xử lý, xử phạt khi có sai phạm… thì đến nay vẫn chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn thực hiện.
"Người dân nông thôn chỉ loanh quanh trong làng, nếu nói phải đi xin phép, làm thủ tục để được cấp phép sản xuất kinh doanh là họ sợ lắm," vị này cho hay.
Có thể nói, một số lượng lớn rượu nấu được cung cấp ra thị trường hiện nay hầu hết là từ các lò nấu rượu thủ công.
Thống kê của Hiệp hội rượu bia nước giải khát thì hết năm 2012 cả nước đã cấp được 126 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, với tổng sản lượng rượu công nghiệp đạt 130 triệt lít/năm, trong khi rượu thủ công được cung ứng ra ước tính lên đến 350 triệu lít/năm.
Ông Lê Văn Được, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rượu bia nước giải khát, băn khoăn cho đến nay số liệu chính xác về công suất sản xuất rượu để tính được quy mô thị trường vẫn chưa có, hiện Bộ Công Thương mới chỉ công bố được quy hoạch sản xuất rượu công nghiệp trong khi rượu do các làng nghề cung cấp chiếm con số rất lớn thì vẫn chưa được quy hoạch.
"Theo quy định, các Sở Công Thương phải công bố quy hoạch về ngành rượu trước thì mới được cấp giấy phép, nhưng hiện 100% các tỉnh vẫn chưa làm xong quy hoạch thì việc cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định mới sẽ ra sao?" ông Được đặt câu hỏi.
Vừa làm vừa hoàn chỉnh!
Việc Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, sản xuất rượu là rất cần thiết bởi tình trạng rượu rởm, kém chất lượng thời gian qua đã gây không ít nhức nhối cho xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến đã cho rằng, hiếm có nơi đâu mà việc sản xuất, kinh doanh rượu lại “thoải mái” như ở Việt Nam, bất kỳ ai cũng có thể nấu rượu và bán rượu gây hỗn loạn thị trường.
Ông Phan Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Chế (Bộ Công Thương) cho hay, Việt Nam có đến cả trăm nhãn hiệu rượu, nhưng rượu có thương hiệu lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Kể cả công ty Rượu Hà Nội dù thị phần nội địa chiếm lớn nhất, nhưng thực sự để phù hợp với từng phân khúc thị trường thì vẫn cần phải xem xét.
Chính điều này đã tạo ra kẽ hở cho hàng loạt các cơ sở nấu rượu thủ công không đạt chuẩn mọc lên nhanh chóng, thậm chí rượu từ nước ngoài kém chất lượng và rượu giả cũng có cơ hội vào thị trường Việt Nam.
Do vậy, theo ông Thưởng cần phải có một chiến lược và quy hoạch lại ngành rượu trong nước nhằm giảm bớt đầu mối sản xuất, kinh doanh nhưng đáp ứng được chất lượng, đảm bảo lợi ích và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngày 1/1/2014 là mốc thời gian buộc các doanh nghiệp khi phân phối mặt hàng rượu ra thị trường đều phải dán tem, có nhãn mác đăng ký chất lượng, nhưng nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn vì việc thực hiện trên còn nhiều bất cập, hiện các Sở ngành vẫn chưa nhận được văn bản hưởng dẫn của Bộ Công Thương.
Trước nhiều ý kiến trên, ông Hà Quang Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Công Nghiệp Nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đang gấp rút hoàn chỉnh các thủ tục hành chính cần thiết để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Trong trường hợp chưa ban hành kịp thông tư hướng dẫn, liên bộ Tài Chính-Công Thương sẽ kiến nghị Chính Phủ cho lùi thời hạn thi hành.
Liên quan đến việc cấp phép khi chưa có quy hoạch, đại diện Bộ Công Thương cũng giải thích, về mặt pháp lý chưa có quy hoạch thì chưa thể cấp, do vậy Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương phải sớm hoàn thiện quy hoạch để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
"Chúng ta phải chấp nhận chính sách khi đi vào cuộc sống đều có độ trễ nhất định và điều chỉnh dần cho phù hợp với thực tế cuộc sống," ông Phan Đình Thưởng nói./.
[Bắt đầu từ năm 2014, rượu nội cũng phải dán tem]
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tham gia Hội nghị phổ biến pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu do Bộ Công Thương tổ chức sáng 30/5, tại Hà Nội cho rằng, để thực hiện thì không hề đơn giản, bởi văn bản hướng dẫn còn chung chung, đối tượng điều chỉnh chính là rượu sản xuất thủ công thì đang phát triển tràn lan, khó quản lý.
Luật có nhưng vẫn vướng
Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ, kể từ ngày 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn, bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sản xuất...
Nhưng trên thực tế, theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân, đại diện Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù Nghị định 94/2012/NĐ-CP đã ban hành nhưng hiện Hà Nội chưa cấp được một giấy phép nào cho các cơ sở sản xuất rượu thủ công để hoạt động nên không rõ có bao nhiêu cơ sở đang tồn tại.
Hơn nữa, theo quy định mới của Nghị định 94/2012/NĐ-CP thì lại quá khó, cụ thể là việc quy định sản xuất rượu thủ công phải có 2 người lao động trực tiếp, cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm... nếu giao cho Ủy ban xã phường cấp phép sẽ rất lúng túng, không có chuyên môn nghiệp vụ để theo dõi.
Đồng quan điểm trên, đại diện Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng, hiện nay quy định về sản xuất rượu thủ công đã có, thế nhưng cấm là một chuyện, còn ai đi thực hiện lệnh cấm, ai sẽ đứng ra xử lý, xử phạt khi có sai phạm… thì đến nay vẫn chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn thực hiện.
"Người dân nông thôn chỉ loanh quanh trong làng, nếu nói phải đi xin phép, làm thủ tục để được cấp phép sản xuất kinh doanh là họ sợ lắm," vị này cho hay.
Có thể nói, một số lượng lớn rượu nấu được cung cấp ra thị trường hiện nay hầu hết là từ các lò nấu rượu thủ công.
Thống kê của Hiệp hội rượu bia nước giải khát thì hết năm 2012 cả nước đã cấp được 126 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, với tổng sản lượng rượu công nghiệp đạt 130 triệt lít/năm, trong khi rượu thủ công được cung ứng ra ước tính lên đến 350 triệu lít/năm.
Ông Lê Văn Được, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rượu bia nước giải khát, băn khoăn cho đến nay số liệu chính xác về công suất sản xuất rượu để tính được quy mô thị trường vẫn chưa có, hiện Bộ Công Thương mới chỉ công bố được quy hoạch sản xuất rượu công nghiệp trong khi rượu do các làng nghề cung cấp chiếm con số rất lớn thì vẫn chưa được quy hoạch.
"Theo quy định, các Sở Công Thương phải công bố quy hoạch về ngành rượu trước thì mới được cấp giấy phép, nhưng hiện 100% các tỉnh vẫn chưa làm xong quy hoạch thì việc cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định mới sẽ ra sao?" ông Được đặt câu hỏi.
Vừa làm vừa hoàn chỉnh!
Việc Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, sản xuất rượu là rất cần thiết bởi tình trạng rượu rởm, kém chất lượng thời gian qua đã gây không ít nhức nhối cho xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến đã cho rằng, hiếm có nơi đâu mà việc sản xuất, kinh doanh rượu lại “thoải mái” như ở Việt Nam, bất kỳ ai cũng có thể nấu rượu và bán rượu gây hỗn loạn thị trường.
Ông Phan Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Chế (Bộ Công Thương) cho hay, Việt Nam có đến cả trăm nhãn hiệu rượu, nhưng rượu có thương hiệu lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Kể cả công ty Rượu Hà Nội dù thị phần nội địa chiếm lớn nhất, nhưng thực sự để phù hợp với từng phân khúc thị trường thì vẫn cần phải xem xét.
Chính điều này đã tạo ra kẽ hở cho hàng loạt các cơ sở nấu rượu thủ công không đạt chuẩn mọc lên nhanh chóng, thậm chí rượu từ nước ngoài kém chất lượng và rượu giả cũng có cơ hội vào thị trường Việt Nam.
Do vậy, theo ông Thưởng cần phải có một chiến lược và quy hoạch lại ngành rượu trong nước nhằm giảm bớt đầu mối sản xuất, kinh doanh nhưng đáp ứng được chất lượng, đảm bảo lợi ích và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngày 1/1/2014 là mốc thời gian buộc các doanh nghiệp khi phân phối mặt hàng rượu ra thị trường đều phải dán tem, có nhãn mác đăng ký chất lượng, nhưng nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn vì việc thực hiện trên còn nhiều bất cập, hiện các Sở ngành vẫn chưa nhận được văn bản hưởng dẫn của Bộ Công Thương.
Trước nhiều ý kiến trên, ông Hà Quang Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Công Nghiệp Nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đang gấp rút hoàn chỉnh các thủ tục hành chính cần thiết để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Trong trường hợp chưa ban hành kịp thông tư hướng dẫn, liên bộ Tài Chính-Công Thương sẽ kiến nghị Chính Phủ cho lùi thời hạn thi hành.
Liên quan đến việc cấp phép khi chưa có quy hoạch, đại diện Bộ Công Thương cũng giải thích, về mặt pháp lý chưa có quy hoạch thì chưa thể cấp, do vậy Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương phải sớm hoàn thiện quy hoạch để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
"Chúng ta phải chấp nhận chính sách khi đi vào cuộc sống đều có độ trễ nhất định và điều chỉnh dần cho phù hợp với thực tế cuộc sống," ông Phan Đình Thưởng nói./.
Đức Duy (Vietnam+)