Tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Đức Siemens vừa ký kết hơn 10 thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc nhằm hỗ trợ và khảo sát các cơ hội từ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường do Siemens tại chức ở Bắc Kinh tuần qua đã thu hút hơn 1.000 nhà lãnh đạo, đại diện các tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và các viện nghiên cứu từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các thỏa thuận được ký kết bao gồm các lĩnh vực sản xuất điện, quản lý năng lượng, công nghệ xây dựng và sản xuất thông minh, và nhắm tới các tiềm năng thị trường Indonesia, Philippines, Nigeria, Mozambique và Nam Phi.
Ông Joe Kaeser, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Siemens AG, chia sẻ "tập đoàn đang ở vị thế có một không hai giúp bảo đảm thành công bền vững thông qua danh mục đầu tư công nghệ rộng lớn, dựa trên kiến thức chuyên sâu về các nhu cầu của thị trường địa phương, cũng như khả năng tạo ra giá trị cộng đồng."
Ông Cedrik Neike, thành viên Ban quản trị của Siemens AG cho biết "Siemens là công ty cơ sở hạ tầng số 1 trong việc kết nối cũng như thiết lập một hệ sinh thái kỹ thuật số, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0."
Nhiều dự án hợp tác giữa Siemens và các tổng thầu Trung Quốc ở nước ngoài đã đạt được thành công đáng kể, tạo ra nhiều việc làm cho cư dân địa phương, điển hình như nhà máy điện Punjab Power Plant Jhang ở Pakistan, có khả năng cung cấp một lượng điện bằng với tổng tiêu thụ của khoảng 4 triệu hộ gia đình quốc gia Nam Á này.
Chiến lược sắp tới của Siemens là mở rộng sự hiện diện tại các thị trường Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Philippines,...góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia này./.