Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa tài trợ tổng số vốn 1.184 tỷ đồng cho dự án nhà máy thủy điện Đăk Sin 1 (Huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông) và dự án Cầu Đồng Nai với 2 đối tác là Công ty cổ phần VRG Đăk Nông và Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1).
Cụ thể, SHB chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ cho vay 584 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 70% tổng vốn đầu tư của dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Đăk Sin 1 do VRG Đăk Nông (thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su) làm chủ đầu tư.
Dự án gồm 2 tổ máy với công suất 14,2MW/tổ máy, dự kiến cung cấp lên lưới điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 105,61 triệu kWh. Việc xây dựng Nhà máy thủy điện Đăk Sin 1 góp phần giảm chi phí tổn thất điện năng do phải chuyển tải điện đi xa, giúp địa phương chủ động trong việc cung ứng các nhu cầu sử dụng điện và giảm bớt căng thẳng trong việc cân đối nguồn điện toàn hệ thống.
Đối với dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu (từ Ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh Thành phố Biên Hòa) do CC1 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, SHB cho vay 600 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn vay tài trợ cho giai đoạn II của dự án (1.200 tỷ đồng). Số còn lại do Ngân hàng Vietinbank-Chi nhánh Hà Nội tài trợ.
Dự án gồm 5 hạng mục, bao gồm: xây dựng Cầu Đồng Nai mới, xây dựng nút giao thông Tân Vạn, xây dựng nút giao thông Vũng Tàu, sửa chữa nâng cấp Cầu Đồng Nai cũ, xây dựng trạm thu phí Cầu Đồng Nai. Trong đó, hạng mục Cầu Đồng Nai mới đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2009. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 6 năm 2014.
Vừa qua, tại Đà Nẵng, SHB cũng đã tài trợ tín dụng 2.000 tỷ đồng cho dự án đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã Ba Huế - thành phố Đà Nẵng với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam.
Dự án nút giao thông Ngã ba Huế nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng là ngã ba giao cắt giữa quốc lộ 1A với đường Điện Biên Phủ và tuyến đường sắt Bắc Nam. Công trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc giao thông tại vị trí ngã ba Huế; đảm bảo khớp nối hài hòa với các tuyến giao thông tại nút về lưu lượng, tốc độ, khả năng thông hành, thành phần dòng xe và an toàn giao thông./.
Cụ thể, SHB chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ cho vay 584 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 70% tổng vốn đầu tư của dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Đăk Sin 1 do VRG Đăk Nông (thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su) làm chủ đầu tư.
Dự án gồm 2 tổ máy với công suất 14,2MW/tổ máy, dự kiến cung cấp lên lưới điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 105,61 triệu kWh. Việc xây dựng Nhà máy thủy điện Đăk Sin 1 góp phần giảm chi phí tổn thất điện năng do phải chuyển tải điện đi xa, giúp địa phương chủ động trong việc cung ứng các nhu cầu sử dụng điện và giảm bớt căng thẳng trong việc cân đối nguồn điện toàn hệ thống.
Đối với dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu (từ Ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh Thành phố Biên Hòa) do CC1 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, SHB cho vay 600 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn vay tài trợ cho giai đoạn II của dự án (1.200 tỷ đồng). Số còn lại do Ngân hàng Vietinbank-Chi nhánh Hà Nội tài trợ.
Dự án gồm 5 hạng mục, bao gồm: xây dựng Cầu Đồng Nai mới, xây dựng nút giao thông Tân Vạn, xây dựng nút giao thông Vũng Tàu, sửa chữa nâng cấp Cầu Đồng Nai cũ, xây dựng trạm thu phí Cầu Đồng Nai. Trong đó, hạng mục Cầu Đồng Nai mới đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2009. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 6 năm 2014.
Vừa qua, tại Đà Nẵng, SHB cũng đã tài trợ tín dụng 2.000 tỷ đồng cho dự án đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã Ba Huế - thành phố Đà Nẵng với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam.
Dự án nút giao thông Ngã ba Huế nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng là ngã ba giao cắt giữa quốc lộ 1A với đường Điện Biên Phủ và tuyến đường sắt Bắc Nam. Công trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc giao thông tại vị trí ngã ba Huế; đảm bảo khớp nối hài hòa với các tuyến giao thông tại nút về lưu lượng, tốc độ, khả năng thông hành, thành phần dòng xe và an toàn giao thông./.
Minh Thúy (Vietnam+)