Ngày 8/9, Serbia và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một nghị quyết mang tínhthỏa hiệp, theo đó Serbia nhất trí kêu gọi "đối thoại" với vùng lãnh thổly khai Kosovo trong một tiến trình do EU làm trung gian hòa giải.
Dự kiến dự thảo nghị quyết chung sẽ được trình lên Đại Hội đồng Liên hợpquốc để bỏ phiếu trong ngày 9/9.
Theo thông cáo báo chí của Chính phủ Serbia, dự thảo nghị quyết vừa đạtđược là sự thỏa hiệp trong quá trình hợp tác giữa Serbia và EU, trong đó hoàntoàn tuân theo nghị quyết đã được Quốc hội Serbia thông qua hôm 26/7 nhằm tìmkiếm các cuộc đàm phán mới tại Liên hợp quốc về vấn đề Kosovo.
Trước đó, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết cho rằng tuyên bố đơnphương độc lập của Kosovo hồi năm 2008, mà Cộng hòa Serbia không thừa nhận, là"không vi phạm luật pháp quốc tế."
Tổng thống Boris Tadic khẳng định Serbia và EU đã vạch kế hoạch cho cuộcđối thoại đầu tiên giữa Beograd và Pristina. Dự thảo nghị quyết sửa đổi này "phùhợp với lập trường cơ bản của Serbia rằng có thể tìm ra một giải pháp mà hai bêncó thể chấp nhận được thông qua thương lượng."
Cùng ngày, chính phủ các nước châu Âu và EU đã hoan nghênh thông báo trêncủa Chính phủ Serbia.
Kosovo là tỉnh miền Nam của Cộng hòa Serbia, đã đơn phương tuyên bố độclập vào tháng 2/2008 và cho tới nay, phần lớn các nước vẫn không công nhận sựđộc lập của Kosovo.
Nga và Trung Quốc cùng với sự ủng hộ của phần lớn các nước trên thế giớiđều cho rằng hành động đơn phương của Kosovo sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm, mở đườngcho làn sóng ly khai trên khắp thế giới.
Serbia hiện vẫn coi Kosovo là một tỉnh miền Nam thuộc nước này và tuyên bốsẽ kiên trì chính sách đấu tranh hòa bình, chính trị, ngoại giao để bảo vệ chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước mình./.
Dự kiến dự thảo nghị quyết chung sẽ được trình lên Đại Hội đồng Liên hợpquốc để bỏ phiếu trong ngày 9/9.
Theo thông cáo báo chí của Chính phủ Serbia, dự thảo nghị quyết vừa đạtđược là sự thỏa hiệp trong quá trình hợp tác giữa Serbia và EU, trong đó hoàntoàn tuân theo nghị quyết đã được Quốc hội Serbia thông qua hôm 26/7 nhằm tìmkiếm các cuộc đàm phán mới tại Liên hợp quốc về vấn đề Kosovo.
Trước đó, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết cho rằng tuyên bố đơnphương độc lập của Kosovo hồi năm 2008, mà Cộng hòa Serbia không thừa nhận, là"không vi phạm luật pháp quốc tế."
Tổng thống Boris Tadic khẳng định Serbia và EU đã vạch kế hoạch cho cuộcđối thoại đầu tiên giữa Beograd và Pristina. Dự thảo nghị quyết sửa đổi này "phùhợp với lập trường cơ bản của Serbia rằng có thể tìm ra một giải pháp mà hai bêncó thể chấp nhận được thông qua thương lượng."
Cùng ngày, chính phủ các nước châu Âu và EU đã hoan nghênh thông báo trêncủa Chính phủ Serbia.
Kosovo là tỉnh miền Nam của Cộng hòa Serbia, đã đơn phương tuyên bố độclập vào tháng 2/2008 và cho tới nay, phần lớn các nước vẫn không công nhận sựđộc lập của Kosovo.
Nga và Trung Quốc cùng với sự ủng hộ của phần lớn các nước trên thế giớiđều cho rằng hành động đơn phương của Kosovo sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm, mở đườngcho làn sóng ly khai trên khắp thế giới.
Serbia hiện vẫn coi Kosovo là một tỉnh miền Nam thuộc nước này và tuyên bốsẽ kiên trì chính sách đấu tranh hòa bình, chính trị, ngoại giao để bảo vệ chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước mình./.
(TTXVN/Vietnam+)