Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) ngày 29/7 cho biết, người đứng đầu cơ quan quốc phòng hòn đảo này là ông Kao Hua-chu đã từ chức do áp lực của dư luận sau cái chết của một lính nghĩa vụ trẻ, người có thể đã bị các sĩ quan cấp trên đánh đập.
Hạ sĩ Hung Chung-chiu thiệt mạng vì trụy tim ngày 4/7, chỉ ba ngày trước khi anh được xuất ngũ sau một năm phục vụ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở Đài Loan. Gia đình Hung nói anh đã bị buộc phải lao động thêm như án phạt vì mang điện thoại di động vào căn cứ quân sự.
Người đứng đầu cơ quan quốc phòng Kao Hua-chu đã từ chức sau khi vụ việc làm nổ ra cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở cơ quan này hồi đầu tháng, cũng như những cáo buộc về các hành vi sai trái trong quân đội.
Người đứng đầu chính quyền hành pháp Đài Loan Jiang Yi-huah tuyên bố quyết định từ chức của ông Kao trong cuộc cải tổ nội các mà ông nói “nhằm đáp lại những kỳ vọng của dư luận”. Ông không nói rõ lý do ông Kao từ chức.
Phe đối lập ở Đài Loan đã gây áp lực liên tục lên chính quyền sau cái chết của anh lính trẻ 24 tuổi.
“Việc từ chức không phải là vấn đề. Vấn đề là mọi người muốn biết sự thật”, dân biểu Đài Loan Chen Ting-fei của Đảng dân chủ tiến bộ (DPP) nói với các phóng viên.
Gia đình Hung nói anh không được uống nước trong lúc chịu án phạt dù đã gần ngã quỵ và trước đó anh đã nộp đơn khiếu nại vì bị xâm hại bởi những người cấp trên.
Cả ông Kao và ông Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) nhân vật tối cao của chính quyền Đài Loan, người mà tín nhiệm đã xuống thấp trong vài tháng qua, đã lên tiếng xin lỗi vì bi kịch này, thề sẽ điều tra vụ việc và trừng phạt những ai chịu trách nhiệm.
Bốn quan chức quân đội đã bị bắt giữ với các cáo buộc xâm hại liên quan tới cái chết của Hung, và những biện pháp trừng phạt khác với một quân nhân 26 tuổi nữa, nhưng các vụ bắt giữ đã không thể làm dư luận nguôi giận.
Kao trước đó đề nghị từ chức, nhưng ông Ma không cho phép. Các nhà phân tích nói cái chết của Hung cũng là một bước lùi với những kế hoạch xây dựng một quân đội chuyên nghiệp của chính quyền Đài Loan.
Chính quyền ở đây muốn loại bỏ chế độ quân dịch 12 tháng bắt buộc đã tồn tại hàng thập kỷ vào cuối năm 2015, thay thế bằng bốn tháng huấn luyện quân sự cho mọi nam thanh niên trên 20 tuổi. Chính quyền hy vọng khi đó sẽ có những người tình nguyện đăng ký để tham gia quân dịch dài hơn, được huấn luyện tốt hơn và nhờ thế có quân đội chuyên nghiệp hơn.
Nhưng đại tá Hu Chung-shih, chịu trách nhiệm về sáng kiến này, thừa nhận “vụ Hung đã có ảnh hưởng tiêu cực lên kế hoạch”.
Đài Loan hiện có 275.000 quân nhân với dân số 23 triệu người, giảm nhiều so với mức đỉnh điểm 600.000 quân nhân thời chiến tranh lạnh./.
Hạ sĩ Hung Chung-chiu thiệt mạng vì trụy tim ngày 4/7, chỉ ba ngày trước khi anh được xuất ngũ sau một năm phục vụ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở Đài Loan. Gia đình Hung nói anh đã bị buộc phải lao động thêm như án phạt vì mang điện thoại di động vào căn cứ quân sự.
Người đứng đầu cơ quan quốc phòng Kao Hua-chu đã từ chức sau khi vụ việc làm nổ ra cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở cơ quan này hồi đầu tháng, cũng như những cáo buộc về các hành vi sai trái trong quân đội.
Người đứng đầu chính quyền hành pháp Đài Loan Jiang Yi-huah tuyên bố quyết định từ chức của ông Kao trong cuộc cải tổ nội các mà ông nói “nhằm đáp lại những kỳ vọng của dư luận”. Ông không nói rõ lý do ông Kao từ chức.
Phe đối lập ở Đài Loan đã gây áp lực liên tục lên chính quyền sau cái chết của anh lính trẻ 24 tuổi.
“Việc từ chức không phải là vấn đề. Vấn đề là mọi người muốn biết sự thật”, dân biểu Đài Loan Chen Ting-fei của Đảng dân chủ tiến bộ (DPP) nói với các phóng viên.
Gia đình Hung nói anh không được uống nước trong lúc chịu án phạt dù đã gần ngã quỵ và trước đó anh đã nộp đơn khiếu nại vì bị xâm hại bởi những người cấp trên.
Cả ông Kao và ông Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) nhân vật tối cao của chính quyền Đài Loan, người mà tín nhiệm đã xuống thấp trong vài tháng qua, đã lên tiếng xin lỗi vì bi kịch này, thề sẽ điều tra vụ việc và trừng phạt những ai chịu trách nhiệm.
Bốn quan chức quân đội đã bị bắt giữ với các cáo buộc xâm hại liên quan tới cái chết của Hung, và những biện pháp trừng phạt khác với một quân nhân 26 tuổi nữa, nhưng các vụ bắt giữ đã không thể làm dư luận nguôi giận.
Kao trước đó đề nghị từ chức, nhưng ông Ma không cho phép. Các nhà phân tích nói cái chết của Hung cũng là một bước lùi với những kế hoạch xây dựng một quân đội chuyên nghiệp của chính quyền Đài Loan.
Chính quyền ở đây muốn loại bỏ chế độ quân dịch 12 tháng bắt buộc đã tồn tại hàng thập kỷ vào cuối năm 2015, thay thế bằng bốn tháng huấn luyện quân sự cho mọi nam thanh niên trên 20 tuổi. Chính quyền hy vọng khi đó sẽ có những người tình nguyện đăng ký để tham gia quân dịch dài hơn, được huấn luyện tốt hơn và nhờ thế có quân đội chuyên nghiệp hơn.
Nhưng đại tá Hu Chung-shih, chịu trách nhiệm về sáng kiến này, thừa nhận “vụ Hung đã có ảnh hưởng tiêu cực lên kế hoạch”.
Đài Loan hiện có 275.000 quân nhân với dân số 23 triệu người, giảm nhiều so với mức đỉnh điểm 600.000 quân nhân thời chiến tranh lạnh./.
Trần Trọng (Vietnam+)