Tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) lần thứ 47 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức trưa 21/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, các bộ trưởng đã trao đổi rất nhiều lần về cách thức giảm bớt khoảng cách chênh lệch trong giáo dục giữa các nước thành viên.
“Chúng tôi đã thống nhất hai điểm. Thứ nhất là bản sắc riêng mỗi nước phải được giữ gìn. Thứ hai là phải có giải pháp gấp rút thu hẹp dần khoảng cách như giải pháp đào tạo giáo viên, thống nhất và chuẩn hóa chương trình, chuẩn đầu ra, vấn đề tiếng Anh, vấn đề đào tạo kỹ năng thực hành…. Chúng tôi không chỉ bàn việc 'san phẳng' khoảng cách về giáo dục trong SEAMEO mà còn bàn tới việc đưa ra chuẩn trong giáo dục khu vực để có thể hội nhập thế giới,” ông Luận nói.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, với tư cách là tân Chủ tịch của SEAMEO, trong nhiệm kỳ hai năm (2013-2015), SAEMEO sẽ hệ thống lại và cùng các thành viên khu vực triển khai.
Trả lời báo chí về những vấn đề Việt Nam còn yếu như việc đào tạo tiếng Anh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết tại Hội nghị lần này, Việt Nam đã học hỏi các nước bạn như Singapore, Brunei…
“Bộ trưởng Brunei cũng chia sẻ cách đây vài chục năm, họ đã nhờ nước Anh giúp việc triển khai dạy tiếng Anh trong trường phổ thông và đến nay rất tốt. Chúng tôi cũng nhờ bộ trưởng cung cấp thông tin quá trình các bạn làm để nghiên cứu xem cái gì phù hợp với Việt Nam, với thời điểm bây giờ.”
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, bên cạnh vấn đề trên, Hội nghị SEMEO đã đạt được những kết quả như ký kết các văn bản pháp lý của trung tâm khu vực SEAMEO về Học tập suốt đời (SEAMEO CELLL), thông qua nghị quyết và tổ chức Lễ Kết nạp Vương quốc Anh là quốc gia thành viên liên kết thứ 8 của SEAMEO; Khởi động Dự án Diễn đàn SEAMEO (SEAMEO College) do Ngân hàng ADB tài trợ; Thông qua và ký Tuyên bố SEAMEO về hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển của khu vực….
Từ năm 2013 trở đi, Hội nghị Hội đồng SEAMEO được tổ chức hai năm một lần. Các quốc gia gồm Thái Lan, Philippines Brunei, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia luân phiên đăng cai tổ chức Hội nghị. Các quốc gia thành viên khác cũng có thể đề xuất được đăng cai tổ chức. /.
“Chúng tôi đã thống nhất hai điểm. Thứ nhất là bản sắc riêng mỗi nước phải được giữ gìn. Thứ hai là phải có giải pháp gấp rút thu hẹp dần khoảng cách như giải pháp đào tạo giáo viên, thống nhất và chuẩn hóa chương trình, chuẩn đầu ra, vấn đề tiếng Anh, vấn đề đào tạo kỹ năng thực hành…. Chúng tôi không chỉ bàn việc 'san phẳng' khoảng cách về giáo dục trong SEAMEO mà còn bàn tới việc đưa ra chuẩn trong giáo dục khu vực để có thể hội nhập thế giới,” ông Luận nói.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, với tư cách là tân Chủ tịch của SEAMEO, trong nhiệm kỳ hai năm (2013-2015), SAEMEO sẽ hệ thống lại và cùng các thành viên khu vực triển khai.
Trả lời báo chí về những vấn đề Việt Nam còn yếu như việc đào tạo tiếng Anh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết tại Hội nghị lần này, Việt Nam đã học hỏi các nước bạn như Singapore, Brunei…
“Bộ trưởng Brunei cũng chia sẻ cách đây vài chục năm, họ đã nhờ nước Anh giúp việc triển khai dạy tiếng Anh trong trường phổ thông và đến nay rất tốt. Chúng tôi cũng nhờ bộ trưởng cung cấp thông tin quá trình các bạn làm để nghiên cứu xem cái gì phù hợp với Việt Nam, với thời điểm bây giờ.”
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, bên cạnh vấn đề trên, Hội nghị SEMEO đã đạt được những kết quả như ký kết các văn bản pháp lý của trung tâm khu vực SEAMEO về Học tập suốt đời (SEAMEO CELLL), thông qua nghị quyết và tổ chức Lễ Kết nạp Vương quốc Anh là quốc gia thành viên liên kết thứ 8 của SEAMEO; Khởi động Dự án Diễn đàn SEAMEO (SEAMEO College) do Ngân hàng ADB tài trợ; Thông qua và ký Tuyên bố SEAMEO về hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển của khu vực….
Từ năm 2013 trở đi, Hội nghị Hội đồng SEAMEO được tổ chức hai năm một lần. Các quốc gia gồm Thái Lan, Philippines Brunei, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia luân phiên đăng cai tổ chức Hội nghị. Các quốc gia thành viên khác cũng có thể đề xuất được đăng cai tổ chức. /.
Phạm Mai (Vietnam+)