Một chiếc xe ba gác chở các thùng hàng chất đầy đằng sau thùng xe lượn trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Điều khiển xe là hai chàng thanh niên. Chiếc xe vượt qua và len lỏi tròng dòng người đi đường với tốc độ khá nhanh. Mặc dù là loại phương tiện đã bị cấm nhưng trên địa bàn Hà Nội, xe ba gác, xe tự chế vẫn tự tung tự tác tung hoành. Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đã mở đợt tăng cường xử lý vi phạm xe ba bánh và phát hiện và xử lý vi phạm của loại phương tiện này.
Tung hoành trên phố Theo ghi nhận của phóng viên, một số tuyến đường như Giải Phóng, Trường Chinh, Đê La Thành, Hoàng Cầu... hiện là nơi tập kết đông đảo của đội ngũ lái xe cùng phương tiện ba bánh, xe tự chế. Những chiếc xe đủ màu sắc, đều có đặc điểm chung được chủ xe “thiết kế” thùng xe sao cho thật rộng để chở được nhiều hàng hóa. Tại đường Giải Phóng, một chiếc xe ba gác chở sắt dài 4m lách qua đám đông phương tiện tham gia giao thông. Những cây sắt dài được chất dọc theo thân xe, thậm chí đuôi cây sắt chạm xuống đường tạo nên những âm thanh rè rè. Thấy cây sắt dài lắc lư theo chiều đi của xe, không có gương chiếu hậu và biển kiểm soát, người điều khiển xe máy vội vàng đi gọn vào một bên. Dù đường to hay phố nhỏ, giờ cao điểm hay đêm tối, những chiếc xe ba bánh, tự chế vẫn len lỏi vào dòng người đang lưu thông trên phố. Những lúc chờ việc, nhiều lái xe còn “nghỉ ngơi” bằng cách đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường để mắc võng trên thùng xe đung đưa nằm ngủ. Hiện tại, trên mỗi xe ba bánh này có gắn cả số điện thoại cố định để giao dịch với người có nhu cầu cần chở hàng. Không những thế quan sát trên nhiều xe có đề mác “xe thương binh” nhưng lại là những thanh niên rất to khoẻ điều khiển. Theo khảo sát của phóng viên các cơ sở sản xuất loại xe này hiện nay khá nhiều. Chỉ cần 17 đến 18 triệu đồng trong vòng bốn ngày là có thể sở hữu một chiếc xe ba gác mới toanh, được bọc bằng sắt chạy với tốc độ tối đa 80km/h, bảo hành 6 tháng. Ông Hiếu, chủ cửa hàng Cơ khí và xây dựng Trung Hiếu (xóm Cầu, Định Công, Hoàng Mai) sản xuất phương tiện này khẳng định: “Khách đến đặt loại xe này rất nhiều. Nhà tôi còn có hai xưởng sản xuất. Nhất là sửa chữa, thêm bớt các đồ... liên tục, có thấy ai bắt đâu.” Anh Thành (khu Biển Rộng, Cổ Bản, Đồng Mai, Hà Đông) chuyên nhận vận chuyển hàng hóa bằng xe ba bánh và xe ô tô và đóng xe tự chế chia sẻ: “Nếu là thương binh thật thì tốt. Nếu không thì cũng chả có việc gì mà sợ. Mấy cậu thanh niên làm cho nhà tôi vẫn chạy hàng lên tận trên phố có làm sao đâu.”
Truy “quét” xe nhái, không đủ giấy tờ Đứng trước thực trạng trên, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội đã mở đợt ra quân theo kế hoạch 27 về xử lý mạnh xe ba bánh tự chế, xe nhái xe thương binh, người tàn tật. Tại đường Giải phóng, chứng kiến lực lượng Cảnh sát giao thông tiến hành truy "quét" xe ba bánh tự chế, trong số các xe bị lập biên bản vi phạm chiếm đa phần là xe "nhái" xe thương binh, người tàn tật. Nhiều chủ xe còn cho gắn cả tem nhái cơ sở thương binh để né tránh lực lượng chức năng. Sau khi lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành xử lý quyết liệt, tình hình hoạt động của xe ba bánh tự chế giả danh thương binh, người tàn tật trên địa bàn đơn vị quản lý đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, qua gần 10 ngày xử lý, một số trường hợp thương binh dù không trực tiếp điều khiển phương tiện nhưng đã đi theo xe ba bánh tự chế và đứng ra nhận là xe của mình khi bị lực lượng kiểm tra. Theo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Trường phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội khẳng định: “Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên lực lượng cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết xử lý đến cùng.” “Với các trường hợp không có giấy tờ, giả mạo xe lực lượng chức năng sẽ đình chỉ và tạm giữ phương tiện, báo cáo các cấp để thanh lý phương tiện này,” ông Ngọc cho hay. Đưa ra dẫn chứng về việc người giả mạo, tự lưu thông xe ba bánh thương bệnh binh, đại diện đội cảnh sát giao thông đột 3 cho biết: “Có những trường hợp thương binh đã tìm đến trụ sở của lực lượng Cảnh sát giao thông có đơn trình bày nhận là phương tiện của mình nhưng cho con, cháu điều khiển thay và xin được trả lại phương tiện…” Trung tá Nguyễn Văn Tài, Đội trưởng đội giao thông số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cũng cho biết thêm: “Những trường hợp thương binh đứng ra nhận xe khi giao xe cho người khác điều khiển nhất thiết phải xuất trình đầy đủ thẻ thương binh, hộ khẩu gia đình chứng minh được mối liên hệ, giấy đăng ký phương tiện đầy đủ. Nếu có đủ giấy tờ trên mới được giải quyết.” Theo ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh thanh tra giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội: “Quan điểm của thanh tra giao thông cũng như thành phố là sẽ xử lý triệt để. Tuy nhiên, chúng ta còn vướng trong việc xử lý bởi đối tượng là thương binh, người tàn tật chưa đồng ý chủ trương nên khó thực hiện hơn./.
Tung hoành trên phố Theo ghi nhận của phóng viên, một số tuyến đường như Giải Phóng, Trường Chinh, Đê La Thành, Hoàng Cầu... hiện là nơi tập kết đông đảo của đội ngũ lái xe cùng phương tiện ba bánh, xe tự chế. Những chiếc xe đủ màu sắc, đều có đặc điểm chung được chủ xe “thiết kế” thùng xe sao cho thật rộng để chở được nhiều hàng hóa. Tại đường Giải Phóng, một chiếc xe ba gác chở sắt dài 4m lách qua đám đông phương tiện tham gia giao thông. Những cây sắt dài được chất dọc theo thân xe, thậm chí đuôi cây sắt chạm xuống đường tạo nên những âm thanh rè rè. Thấy cây sắt dài lắc lư theo chiều đi của xe, không có gương chiếu hậu và biển kiểm soát, người điều khiển xe máy vội vàng đi gọn vào một bên. Dù đường to hay phố nhỏ, giờ cao điểm hay đêm tối, những chiếc xe ba bánh, tự chế vẫn len lỏi vào dòng người đang lưu thông trên phố. Những lúc chờ việc, nhiều lái xe còn “nghỉ ngơi” bằng cách đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường để mắc võng trên thùng xe đung đưa nằm ngủ. Hiện tại, trên mỗi xe ba bánh này có gắn cả số điện thoại cố định để giao dịch với người có nhu cầu cần chở hàng. Không những thế quan sát trên nhiều xe có đề mác “xe thương binh” nhưng lại là những thanh niên rất to khoẻ điều khiển. Theo khảo sát của phóng viên các cơ sở sản xuất loại xe này hiện nay khá nhiều. Chỉ cần 17 đến 18 triệu đồng trong vòng bốn ngày là có thể sở hữu một chiếc xe ba gác mới toanh, được bọc bằng sắt chạy với tốc độ tối đa 80km/h, bảo hành 6 tháng. Ông Hiếu, chủ cửa hàng Cơ khí và xây dựng Trung Hiếu (xóm Cầu, Định Công, Hoàng Mai) sản xuất phương tiện này khẳng định: “Khách đến đặt loại xe này rất nhiều. Nhà tôi còn có hai xưởng sản xuất. Nhất là sửa chữa, thêm bớt các đồ... liên tục, có thấy ai bắt đâu.” Anh Thành (khu Biển Rộng, Cổ Bản, Đồng Mai, Hà Đông) chuyên nhận vận chuyển hàng hóa bằng xe ba bánh và xe ô tô và đóng xe tự chế chia sẻ: “Nếu là thương binh thật thì tốt. Nếu không thì cũng chả có việc gì mà sợ. Mấy cậu thanh niên làm cho nhà tôi vẫn chạy hàng lên tận trên phố có làm sao đâu.”
Truy “quét” xe nhái, không đủ giấy tờ Đứng trước thực trạng trên, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội đã mở đợt ra quân theo kế hoạch 27 về xử lý mạnh xe ba bánh tự chế, xe nhái xe thương binh, người tàn tật. Tại đường Giải phóng, chứng kiến lực lượng Cảnh sát giao thông tiến hành truy "quét" xe ba bánh tự chế, trong số các xe bị lập biên bản vi phạm chiếm đa phần là xe "nhái" xe thương binh, người tàn tật. Nhiều chủ xe còn cho gắn cả tem nhái cơ sở thương binh để né tránh lực lượng chức năng. Sau khi lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành xử lý quyết liệt, tình hình hoạt động của xe ba bánh tự chế giả danh thương binh, người tàn tật trên địa bàn đơn vị quản lý đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, qua gần 10 ngày xử lý, một số trường hợp thương binh dù không trực tiếp điều khiển phương tiện nhưng đã đi theo xe ba bánh tự chế và đứng ra nhận là xe của mình khi bị lực lượng kiểm tra. Theo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Trường phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội khẳng định: “Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên lực lượng cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết xử lý đến cùng.” “Với các trường hợp không có giấy tờ, giả mạo xe lực lượng chức năng sẽ đình chỉ và tạm giữ phương tiện, báo cáo các cấp để thanh lý phương tiện này,” ông Ngọc cho hay. Đưa ra dẫn chứng về việc người giả mạo, tự lưu thông xe ba bánh thương bệnh binh, đại diện đội cảnh sát giao thông đột 3 cho biết: “Có những trường hợp thương binh đã tìm đến trụ sở của lực lượng Cảnh sát giao thông có đơn trình bày nhận là phương tiện của mình nhưng cho con, cháu điều khiển thay và xin được trả lại phương tiện…” Trung tá Nguyễn Văn Tài, Đội trưởng đội giao thông số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cũng cho biết thêm: “Những trường hợp thương binh đứng ra nhận xe khi giao xe cho người khác điều khiển nhất thiết phải xuất trình đầy đủ thẻ thương binh, hộ khẩu gia đình chứng minh được mối liên hệ, giấy đăng ký phương tiện đầy đủ. Nếu có đủ giấy tờ trên mới được giải quyết.” Theo ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh thanh tra giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội: “Quan điểm của thanh tra giao thông cũng như thành phố là sẽ xử lý triệt để. Tuy nhiên, chúng ta còn vướng trong việc xử lý bởi đối tượng là thương binh, người tàn tật chưa đồng ý chủ trương nên khó thực hiện hơn./.
Từ ngày 15-25/4 lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 179 trường hợp giả danh thương binh, người khuyết tật, tạm giữ 167 xe ba bánh tự đóng. Hiện nay, Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đang quản lý 182 xe ba bánh dùng cho người khuyết tật và thương binh đi lại (không thiết kế chở hàng hóa). |
Mạnh Hùng (Vietnam+)