“Giáo dục kinh doanh chắc chắn sẽ là một chủ đề tự chọn trong chương trình trung học sắp tới,” Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết tại Hội thảo về Giáo dục Kinh doanh trong trường trung học ở Việt Nam, diễn ra sáng nay, ngày 8/1/2013, tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội thảo, tất cả các ý kiến đều cho rằng quản trị kinh doanh là nội dung cần đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc trung học cơ sở.
Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), giáo dục kinh doanh sẽ dạy cho người học tinh thần sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro đồng thời luôn luôn đổi mới, phấn đấu vươn lên và hình thành tư chất lãnh đạo cho con người.
Nhìn ở góc độ khác, ông Nguyễn Tất Thắng, giảng viên khoa Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phân tích: “Giáo dục kinh doanh không chỉ đơn thuần là dạy việc kiếm tiền, lời lãi, mà nhằm phát triển tư duy kinh tế, hình thành đạo đức kinh doanh và văn hóa kinh doanh lành mạnh cho thế hệ trẻ.”
Theo đó, ông Thắng kỳ vọng với chương trình giảng dạy này sẽ cho “ra lò” thế hệ các doanh nhân tương lai có tinh thần trách nhiệm, biết giữ chữ tín và không làm ăn chộp giật.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên cho rằng, môn học này sẽ giúp học sinh có được nhiều kỹ năng mềm hiện đang thiếu trong học sinh như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý và hoạch định kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm…
Cũng theo ông Hinh, sau khi học về kinh doanh, khả năng định hướng nghề nghiệp của các em sẽ tốt hơn. Học sinh có thể nhận thấy mình ra trường không nhất thiết thi vào đại học mà có thể mở cơ sở kinh doanh nhỏ.
Trên thực tế, việc giáo dục kinh doanh đã được triển khai thí điểm từ năm 2006 ở một số trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên tại bốn tỉnh là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bình Phước và Trà Vinh. Theo báo cáo của nhóm thực hiện thí điểm, đã có nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tự đứng ra kinh doanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với những kết quả ban đầu đó, Vụ Giáo dục Trung học đang có kế hoạch đưa giáo dục kinh doanh vào giảng dạy tại các trường trung học phổ thông ngay trong năm học 2013-2014./.
Phát biểu tại Hội thảo, tất cả các ý kiến đều cho rằng quản trị kinh doanh là nội dung cần đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc trung học cơ sở.
Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), giáo dục kinh doanh sẽ dạy cho người học tinh thần sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro đồng thời luôn luôn đổi mới, phấn đấu vươn lên và hình thành tư chất lãnh đạo cho con người.
Nhìn ở góc độ khác, ông Nguyễn Tất Thắng, giảng viên khoa Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phân tích: “Giáo dục kinh doanh không chỉ đơn thuần là dạy việc kiếm tiền, lời lãi, mà nhằm phát triển tư duy kinh tế, hình thành đạo đức kinh doanh và văn hóa kinh doanh lành mạnh cho thế hệ trẻ.”
Theo đó, ông Thắng kỳ vọng với chương trình giảng dạy này sẽ cho “ra lò” thế hệ các doanh nhân tương lai có tinh thần trách nhiệm, biết giữ chữ tín và không làm ăn chộp giật.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên cho rằng, môn học này sẽ giúp học sinh có được nhiều kỹ năng mềm hiện đang thiếu trong học sinh như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý và hoạch định kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm…
Cũng theo ông Hinh, sau khi học về kinh doanh, khả năng định hướng nghề nghiệp của các em sẽ tốt hơn. Học sinh có thể nhận thấy mình ra trường không nhất thiết thi vào đại học mà có thể mở cơ sở kinh doanh nhỏ.
Trên thực tế, việc giáo dục kinh doanh đã được triển khai thí điểm từ năm 2006 ở một số trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên tại bốn tỉnh là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bình Phước và Trà Vinh. Theo báo cáo của nhóm thực hiện thí điểm, đã có nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tự đứng ra kinh doanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với những kết quả ban đầu đó, Vụ Giáo dục Trung học đang có kế hoạch đưa giáo dục kinh doanh vào giảng dạy tại các trường trung học phổ thông ngay trong năm học 2013-2014./.
Phạm Mai/Vietnam+