Tại cuộc họp chiều 16/9, ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo quốc tế 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, cho biết công tác chuẩn bị cho Hội thảo quốc tế kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 7-9/10 đã hoàn tất.
Hội thảo dự kiến có 500 đại biểu tham dự, bao gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số bộ, ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện một số tỉnh, thành phố, cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Hà Nội; phóng viên thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế đưa tin về hội thảo.
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 144 báo cáo khoa học, trong đó có 121 báo cáo trong nước, 23 báo cáo quốc tế của học giả chín nước gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Nga, Australia, Lào, Thái Lan.
Các báo cáo trình bày tại hội thảo và được tập hợp in thành kỷ yếu gồm bốn nhóm vấn đề: Lịch sử-chính trị; những vấn đề văn hóa; kinh tế xã hội; điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và xây dựng, quản lý đô thị.
Những báo cáo khoa học nêu trên sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị, truyền thống tốt đẹp được kết tinh trong lịch sử phát triển 1.000 năm qua của Thủ đô Hà Nội, trong đó cốt lõi là các gia trị truyền thống văn hiến, anh hùng vì hòa bình, đặc biệt việc phát huy những giá trị, truyền thống đó trong thời đại Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội trong những thập kỷ tới.
Đây là hội thảo khoa học quốc tế có quy mô lớn nhất trong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Hội thảo dự kiến có 500 đại biểu tham dự, bao gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số bộ, ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện một số tỉnh, thành phố, cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Hà Nội; phóng viên thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế đưa tin về hội thảo.
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 144 báo cáo khoa học, trong đó có 121 báo cáo trong nước, 23 báo cáo quốc tế của học giả chín nước gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Nga, Australia, Lào, Thái Lan.
Các báo cáo trình bày tại hội thảo và được tập hợp in thành kỷ yếu gồm bốn nhóm vấn đề: Lịch sử-chính trị; những vấn đề văn hóa; kinh tế xã hội; điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và xây dựng, quản lý đô thị.
Những báo cáo khoa học nêu trên sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị, truyền thống tốt đẹp được kết tinh trong lịch sử phát triển 1.000 năm qua của Thủ đô Hà Nội, trong đó cốt lõi là các gia trị truyền thống văn hiến, anh hùng vì hòa bình, đặc biệt việc phát huy những giá trị, truyền thống đó trong thời đại Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội trong những thập kỷ tới.
Đây là hội thảo khoa học quốc tế có quy mô lớn nhất trong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Vũ Xuân Bân (TTXVN/Vietnam+)