Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá tra trong dân, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong tháng 7, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra lớn thuộc VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân.
Đối với việc các doanh nghiệp triển khai mua cá quá lứa, trong khoảng 15 ngày tới, thị trường cá tra sẽ ổn định và giá có thể nhích dần lên.
Hiện nay, lượng cá còn tồn trong dân chủ yếu là cá quá lứa (trên 1,2 kg/con). Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thống nhất sẽ mua hết loại cá này để tạm trữ với mức giá 24.000 đồng/kg. Với mức giá này, người dân vẫn có lãi trên 3.000 đồng/kg.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, tình trạng cá tra nguyên liệu ở một số địa phương đang dư thừa dẫn đến giá cá giảm, nguyên nhân chính là do yếu tố thị trường; đặc biệt thời gian qua, thị trường thế giới liên tục biến động. Hơn nữa, bắt đầu từ tháng 6 là kỳ nghỉ hè của châu Âu và Hoa Kỳ, nên nhu cầu tiêu thụ cá giảm.
Còn theo các doanh nghiệp thu mua, chế biến, chu kỳ thu mua và chế biến xuất khẩu sản phẩm để trả theo hợp đồng trước đã hoàn tất. Hiện đa số cá còn tồn trong dân đều ở mức 1,2 kg/con, trong khi cỡ cá 850 gr/con để xuất khẩu sang thị trường nhiều nơi đã hết hoặc người dân do chưa muốn bán mà kỳ vọng giá sẽ tăng tiếp.
Một trong những tồn tại lớn nhất hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ cá tra, đó là mối liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết ngang giữa người nuôi với người nuôi, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Bởi do khó khăn về nguyên liệu nên hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã chủ động nguồn nguyên liệu, bằng cách họ tự đầu tư xây dựng vùng nuôi riêng; hoặc doanh nghiệp cùng hợp tác với nông dân sản xuất vùng nguyên liệu.
Do đó, nhiều hộ nuôi thấy khó khăn khi doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu chỉ lo chế biến cá từ nguyên liệu của họ, khi thiếu hụt mới quay sang tìm mua trong dân.
Nhằm ổn định và phát triển nghề nuôi cá tra, basa, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh trước mắt, các địa phương cần rà soát cụ thể hóa quy hoạch phát triển nuôi cá tra ở cấp tỉnh, huyện, xã; trên cơ sở đó lập các dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành quy định về điều kiện nuôi cá tra và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, hướng dẫn đánh số vùng nuôi.
Theo VASEP, từ nay đến cuối năm sẽ áp dụng giá sàn xuất khẩu cá tra cho tất cả các thị trường (trừ thị trường Mỹ). Theo đó, giá sàn xuất khẩu cá tra philê thịt trắng 3,3 USD/kg, cá tra philê thịt đỏ 2,3 USD/kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cũng thống nhất thu mua cá tra nguyên liệu trọng lượng 850 gr/con có chất lượng xuất khẩu là 26.000 đồng/kg.
Ủy ban Cá nước ngọt cho rằng, từ nay đến cuối năm, lượng cá tra nguyên liệu không nhiều, thiếu cá cỡ nhỏ, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra không nên vội vã chào giá thấp cho các nhà nhập khẩu, đặc biệt là thị trường EU, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./.
Đối với việc các doanh nghiệp triển khai mua cá quá lứa, trong khoảng 15 ngày tới, thị trường cá tra sẽ ổn định và giá có thể nhích dần lên.
Hiện nay, lượng cá còn tồn trong dân chủ yếu là cá quá lứa (trên 1,2 kg/con). Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thống nhất sẽ mua hết loại cá này để tạm trữ với mức giá 24.000 đồng/kg. Với mức giá này, người dân vẫn có lãi trên 3.000 đồng/kg.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, tình trạng cá tra nguyên liệu ở một số địa phương đang dư thừa dẫn đến giá cá giảm, nguyên nhân chính là do yếu tố thị trường; đặc biệt thời gian qua, thị trường thế giới liên tục biến động. Hơn nữa, bắt đầu từ tháng 6 là kỳ nghỉ hè của châu Âu và Hoa Kỳ, nên nhu cầu tiêu thụ cá giảm.
Còn theo các doanh nghiệp thu mua, chế biến, chu kỳ thu mua và chế biến xuất khẩu sản phẩm để trả theo hợp đồng trước đã hoàn tất. Hiện đa số cá còn tồn trong dân đều ở mức 1,2 kg/con, trong khi cỡ cá 850 gr/con để xuất khẩu sang thị trường nhiều nơi đã hết hoặc người dân do chưa muốn bán mà kỳ vọng giá sẽ tăng tiếp.
Một trong những tồn tại lớn nhất hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ cá tra, đó là mối liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết ngang giữa người nuôi với người nuôi, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Bởi do khó khăn về nguyên liệu nên hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã chủ động nguồn nguyên liệu, bằng cách họ tự đầu tư xây dựng vùng nuôi riêng; hoặc doanh nghiệp cùng hợp tác với nông dân sản xuất vùng nguyên liệu.
Do đó, nhiều hộ nuôi thấy khó khăn khi doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu chỉ lo chế biến cá từ nguyên liệu của họ, khi thiếu hụt mới quay sang tìm mua trong dân.
Nhằm ổn định và phát triển nghề nuôi cá tra, basa, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh trước mắt, các địa phương cần rà soát cụ thể hóa quy hoạch phát triển nuôi cá tra ở cấp tỉnh, huyện, xã; trên cơ sở đó lập các dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành quy định về điều kiện nuôi cá tra và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, hướng dẫn đánh số vùng nuôi.
Theo VASEP, từ nay đến cuối năm sẽ áp dụng giá sàn xuất khẩu cá tra cho tất cả các thị trường (trừ thị trường Mỹ). Theo đó, giá sàn xuất khẩu cá tra philê thịt trắng 3,3 USD/kg, cá tra philê thịt đỏ 2,3 USD/kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cũng thống nhất thu mua cá tra nguyên liệu trọng lượng 850 gr/con có chất lượng xuất khẩu là 26.000 đồng/kg.
Ủy ban Cá nước ngọt cho rằng, từ nay đến cuối năm, lượng cá tra nguyên liệu không nhiều, thiếu cá cỡ nhỏ, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra không nên vội vã chào giá thấp cho các nhà nhập khẩu, đặc biệt là thị trường EU, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)