Ở Việt Nam không có báo lá cải nhưng gần đây một số ít tờ báo, phụ trang đăng tải những nội dung thiếu lành mạnh, sai sự thật… dẫn đến hiện tượng “lá cải hóa” báo chí ngày một rõ nét.
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.
- Thưa Bộ trưởng, trong một phát ngôn gần đây, Bộ trưởng đã khẳng định Việt Nam không có báo lá cải. Tuy nhiên, Bộ trưởng nghĩ gì khi hiện tượng “lá cải hóa” báo chí đang ngày một rõ nét…?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Ở nước ta, báo chí là của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Báo chí đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội đến với toàn xã hội. Từ đó tạo nên sự quyết tâm, lòng tin, đồng thuận của xã hội với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần biến quyết tâm ấy thành hành động cách mạng thực tiễn và thành quả cách mạng.
Ngoài ra, báo chí còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và mong muốn của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Qua đó, Nhà nước đã bổ sung, hoàn chỉnh đường lối chủ trương chính sách để phù hợp với lòng dân, phù hợp với thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam.
Báo chí có vị trí quan trọng, thực sự khẳng định là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của xã hội.
Bên cạnh thành quả đạt được, trong đời sống báo chí chúng ta còn có những khuyết điểm. Có một số nhà báo, thể hiện ở một số bài báo, kể cả báo viết, báo điện tử, trang phụ… xuất hiện xu thế rút tít giật gân, đưa những thông tin không phù hợp tôn chỉ mục đích.
Ví dụ, có báo đưa thông tin miêu tả quá chi tiết một vụ án rùng rợn, cá biệt trong xã hội hoặc đăng tải quá nhiều về cách ăn mặc hở hang, lộ liễu của một số ca sĩ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Trong khi đó, những vụ việc như vậy cần phải được đấu tranh ra khỏi đời sống và chúng ta không khuyến khích tuyên truyền…
Chính những bài báo như vậy đã làm tầm thường hóa báo chí cách mạng nước ta. Đó là những hiện tượng chúng ta cần phê phán mà xã hội coi đó là những thứ “lá cải” trong đời sống báo chí. Còn trong tôn chỉ, mục đích thì chúng ta không có báo lá cải.
- Theo Bộ trưởng, những hiện tượng trên sẽ tác động như thế nào tới xã hội?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Khi những những thông tin cá biệt như trên quá nhiều sẽ không chỉ gây sự u ám mà còn tạo sự lo lắng trong xã hội.
Báo chí không phải chỉ là đưa tin mà quan trọng hơn phải góp phần xây dựng lòng tin, tạo bầu không khí trong lành, sự phấn khởi trong xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Đó là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, nhưng thời gian qua một số ít các báo lại đi vào những thông tin tầm thường, dung tục dẫn đến ảnh hưởng chung của hoạt động báo chí.
Đáng lẽ báo chí phải tôn vinh thuần phong mỹ tục thì có một số ít lại báo đưa thông tin trái thuần phong mỹ tục [ca sĩ “lộ hàng”, ăn mặc phản cảm, ứng xử…-pv] rất nhiều. Thậm chí có nhiều báo điện tử treo lên rất lâu, hoặc link từ náo này sang báo khác.
Trong xã hội có rất nhiều thông tin về người tốt việc tốt, sự giúp đỡ của con người trong cơn hoạn nạn, vươn lên trong học tập của trẻ em nghèo vượt khó.... nhưng một số báo không đưa đậm nét, thường xuyên mà lại dành thời lượng đưa thông tin không mong muốn như trên.
Những tác hại từ việc này không chỉ đem lại sự u ám, lo lắng mà còn làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức của người làm báo cách mạng.
Có hiện tượng nhà báo lấy thông tin không chính thống, nguồn tin không tin cậy từ đời thường cũng như trên mạng, dẫn đến đưa tin không chính xác. Rồi có những tin đồn ở ngoài xã hội lại trở thành tin chính thống của báo chí.
Nguy hiểm ở chỗ, báo chí của chúng ta là của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Do đó, tất cả những gì báo chí nói, nhân dân đều hiểu của Đảng, Nhà nước nói. Và khi thông tin sai sự thật là rất nguy hại và khó sửa chữa. Nó ảnh hưởng tới uy tín cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp, địa phương… Thậm chí với sự phát triển của báo điện tử hiện nay, việc copy, trích dẫn đăng tải lại thông tin sẽ dẫn đến việc cái sai của báo này, báo khác cũng sai theo…
- Là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và sẽ làm gì để hạn chế, tiến tới dẹp bỏ xu hướng “lá cải” hóa báo chí nói trên?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Để xảy ra các việc sai trái của một số báo, phụ trang… nói trên là điều không mong muốn và chúng ta cần đấu tranh loại bỏ trong đời sống báo chí bằng cách thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp.
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn hiện tượng đó, không để nảy sinh ở nhiều nơi, trên nhiều báo. Vai trò thanh tra này không chỉ của Bộ, mà còn của thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông vì chính địa phương tiếp xúc với báo chí rất nhiều.
Thứ hai, các cơ quan chủ quản của tờ báo cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình như trong Luật Báo chí đã quy định, nhằm đưa tờ báo thuộc đơn vị mình quản lý đi đúng hướng.
Thứ ba, cần là nêu cao vai trò trách nhiệm của người quản lý báo chí trực tiếp (ở đây là Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các ban biên tập), quan tâm tới quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập, xuất bản.
Thứ tư là phải quan tâm nâng cao trình độ chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên. Đây là một yếu tố quan trọng vì phóng viên là người trực tiếp tiếp cận với cuộc sống, độc giả và là người viết lên những bài báo đóng góp cho sự phát triển của báo chí. Do đó, hơn ai hết phóng viên phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp, vai trò trách nhiệm của mình để tạo nên những sản phẩm báo chí thực sự phục vụ cho lợi ích của đất nước, nhân dân…
- Hình thức xử phạt cao nhất, khi các phụ trang báo chí vẫn tiếp tục “lá cải” hóa là gì, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trong Hội nghị báo chí toàn quốc tháng 3/2012 đã chỉ rõ, nếu báo nào đi lệch tôn chỉ mục đích, bị nhắc nhở nhiều lần và có thời gian, lộ trình sửa chữa mà vẫn vi phạm thì biện pháp cao nhất sẽ là thu hồi giấy phép.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.
- Thưa Bộ trưởng, trong một phát ngôn gần đây, Bộ trưởng đã khẳng định Việt Nam không có báo lá cải. Tuy nhiên, Bộ trưởng nghĩ gì khi hiện tượng “lá cải hóa” báo chí đang ngày một rõ nét…?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Ở nước ta, báo chí là của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Báo chí đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội đến với toàn xã hội. Từ đó tạo nên sự quyết tâm, lòng tin, đồng thuận của xã hội với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần biến quyết tâm ấy thành hành động cách mạng thực tiễn và thành quả cách mạng.
Ngoài ra, báo chí còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và mong muốn của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Qua đó, Nhà nước đã bổ sung, hoàn chỉnh đường lối chủ trương chính sách để phù hợp với lòng dân, phù hợp với thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam.
Báo chí có vị trí quan trọng, thực sự khẳng định là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của xã hội.
Bên cạnh thành quả đạt được, trong đời sống báo chí chúng ta còn có những khuyết điểm. Có một số nhà báo, thể hiện ở một số bài báo, kể cả báo viết, báo điện tử, trang phụ… xuất hiện xu thế rút tít giật gân, đưa những thông tin không phù hợp tôn chỉ mục đích.
Ví dụ, có báo đưa thông tin miêu tả quá chi tiết một vụ án rùng rợn, cá biệt trong xã hội hoặc đăng tải quá nhiều về cách ăn mặc hở hang, lộ liễu của một số ca sĩ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Trong khi đó, những vụ việc như vậy cần phải được đấu tranh ra khỏi đời sống và chúng ta không khuyến khích tuyên truyền…
Chính những bài báo như vậy đã làm tầm thường hóa báo chí cách mạng nước ta. Đó là những hiện tượng chúng ta cần phê phán mà xã hội coi đó là những thứ “lá cải” trong đời sống báo chí. Còn trong tôn chỉ, mục đích thì chúng ta không có báo lá cải.
- Theo Bộ trưởng, những hiện tượng trên sẽ tác động như thế nào tới xã hội?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Khi những những thông tin cá biệt như trên quá nhiều sẽ không chỉ gây sự u ám mà còn tạo sự lo lắng trong xã hội.
Báo chí không phải chỉ là đưa tin mà quan trọng hơn phải góp phần xây dựng lòng tin, tạo bầu không khí trong lành, sự phấn khởi trong xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Đó là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, nhưng thời gian qua một số ít các báo lại đi vào những thông tin tầm thường, dung tục dẫn đến ảnh hưởng chung của hoạt động báo chí.
Đáng lẽ báo chí phải tôn vinh thuần phong mỹ tục thì có một số ít lại báo đưa thông tin trái thuần phong mỹ tục [ca sĩ “lộ hàng”, ăn mặc phản cảm, ứng xử…-pv] rất nhiều. Thậm chí có nhiều báo điện tử treo lên rất lâu, hoặc link từ náo này sang báo khác.
Trong xã hội có rất nhiều thông tin về người tốt việc tốt, sự giúp đỡ của con người trong cơn hoạn nạn, vươn lên trong học tập của trẻ em nghèo vượt khó.... nhưng một số báo không đưa đậm nét, thường xuyên mà lại dành thời lượng đưa thông tin không mong muốn như trên.
Những tác hại từ việc này không chỉ đem lại sự u ám, lo lắng mà còn làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức của người làm báo cách mạng.
Có hiện tượng nhà báo lấy thông tin không chính thống, nguồn tin không tin cậy từ đời thường cũng như trên mạng, dẫn đến đưa tin không chính xác. Rồi có những tin đồn ở ngoài xã hội lại trở thành tin chính thống của báo chí.
Nguy hiểm ở chỗ, báo chí của chúng ta là của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Do đó, tất cả những gì báo chí nói, nhân dân đều hiểu của Đảng, Nhà nước nói. Và khi thông tin sai sự thật là rất nguy hại và khó sửa chữa. Nó ảnh hưởng tới uy tín cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp, địa phương… Thậm chí với sự phát triển của báo điện tử hiện nay, việc copy, trích dẫn đăng tải lại thông tin sẽ dẫn đến việc cái sai của báo này, báo khác cũng sai theo…
- Là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và sẽ làm gì để hạn chế, tiến tới dẹp bỏ xu hướng “lá cải” hóa báo chí nói trên?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Để xảy ra các việc sai trái của một số báo, phụ trang… nói trên là điều không mong muốn và chúng ta cần đấu tranh loại bỏ trong đời sống báo chí bằng cách thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp.
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn hiện tượng đó, không để nảy sinh ở nhiều nơi, trên nhiều báo. Vai trò thanh tra này không chỉ của Bộ, mà còn của thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông vì chính địa phương tiếp xúc với báo chí rất nhiều.
Thứ hai, các cơ quan chủ quản của tờ báo cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình như trong Luật Báo chí đã quy định, nhằm đưa tờ báo thuộc đơn vị mình quản lý đi đúng hướng.
Thứ ba, cần là nêu cao vai trò trách nhiệm của người quản lý báo chí trực tiếp (ở đây là Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các ban biên tập), quan tâm tới quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập, xuất bản.
Thứ tư là phải quan tâm nâng cao trình độ chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên. Đây là một yếu tố quan trọng vì phóng viên là người trực tiếp tiếp cận với cuộc sống, độc giả và là người viết lên những bài báo đóng góp cho sự phát triển của báo chí. Do đó, hơn ai hết phóng viên phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp, vai trò trách nhiệm của mình để tạo nên những sản phẩm báo chí thực sự phục vụ cho lợi ích của đất nước, nhân dân…
- Hình thức xử phạt cao nhất, khi các phụ trang báo chí vẫn tiếp tục “lá cải” hóa là gì, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trong Hội nghị báo chí toàn quốc tháng 3/2012 đã chỉ rõ, nếu báo nào đi lệch tôn chỉ mục đích, bị nhắc nhở nhiều lần và có thời gian, lộ trình sửa chữa mà vẫn vi phạm thì biện pháp cao nhất sẽ là thu hồi giấy phép.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Phương Chi (Vietnam+)