Hội thảo định hướng xây dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm và Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm, tổ chức sáng 9/4, tại Hà Nội.
Thực tế hơn 10 năm triển khai công tác đăng ký giao dịch bảo đảm (từ năm 2002 đến nay), công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thông qua việc Nhà nước ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm; đăng ký giao dịch bảo đảm với các quy định về cải cách thủ tục hành chính đáp ứng nhu cầu của người dân về một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm thuận lợi, thân thiện.
Nhận thức của người dân về lợi ích, vai trò của thiết chế đăng ký giao dịch bảo đảm được nâng cao thể hiện ở số lượng đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm các loại tài sản như quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, động sản khác ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác đăng ký giao dịch bảo đảm thời gian quan còn tồn tại những bất cập, hạn chế; trong đó mô hình tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phân tán, thiếu tập trung dẫn đến thông tin về giao dịch bảo đảm bị chia cắt, thiếu đồng bộ, hiệu quả. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; hạn chế trong việc lưu trữ, quản lý thông tin và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm...
Mục tiêu cơ bản việc xây dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm và Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm nhằm đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đúng với bản chất của dịch vụ hành chính công, phục vụ sự vận hành an toàn, minh bạch, công khai của thị trường tín dụng, thị trường vốn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường.
Đổi mới về tổ chức, hoạt động của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng thu gọn đầu mối các cơ quan đăng ký; đổi mới quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp cận với hệ thống các cơ quan đăng ký, được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng các thông tin cần thiết để xem xét, quyết định trước khi giao kết các giao dịch dân sự, kinh tế. Việc xây dựng mô hình cơ quan đăng ký tập trung hướng tới mục tiêu giảm chi phí về thời gian, công sức cho người dân trong quá trình thực hiện đăng ký...
Định hướng cơ bản trong việc xây dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm là thí điểm thực hiện đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm bằng các loại tài sản, bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu biển, các động sản khác tại một số cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Phạm vi các giao dịch bảo đảm được đăng ký tập trung gồm hai giai đoạn: giai đoạn 2013-2014 và giai đoạn 2014-2015.
Bộ Tư pháp lựa chọn thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm tại một trong ba thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đối với xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, giai đoạn 2013-2015 xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm theo mô hình tiếp tục duy trì sự phân tán về thẩm quyền đăng ký nhưng tập trung dữ liệu thông tin về giao dịch bảo đảm.
Giai đoạn 2016-2020 xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, theo đó thực hiện việc kết nối, tích hợp dữ liệu về thế chấp quyền sử dụng đất tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm.
Tại Hội thảo các đại biểu thảo luận sâu theo các chuyên đề như Quan điểm xây dựng mô hình cơ quan đăng ký tập trung và xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất về giao dịch bảo đảm-Nhìn từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; Quan điểm, hỗ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm của Chương trình toàn cầu về Giao dịch bảo đảm trong việc xây dựng mô hình cơ quan đăng ký tập trung và xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất về giao dịch bảo đảm tại một số nước.../.
Thực tế hơn 10 năm triển khai công tác đăng ký giao dịch bảo đảm (từ năm 2002 đến nay), công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thông qua việc Nhà nước ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm; đăng ký giao dịch bảo đảm với các quy định về cải cách thủ tục hành chính đáp ứng nhu cầu của người dân về một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm thuận lợi, thân thiện.
Nhận thức của người dân về lợi ích, vai trò của thiết chế đăng ký giao dịch bảo đảm được nâng cao thể hiện ở số lượng đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm các loại tài sản như quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, động sản khác ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác đăng ký giao dịch bảo đảm thời gian quan còn tồn tại những bất cập, hạn chế; trong đó mô hình tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phân tán, thiếu tập trung dẫn đến thông tin về giao dịch bảo đảm bị chia cắt, thiếu đồng bộ, hiệu quả. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; hạn chế trong việc lưu trữ, quản lý thông tin và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm...
Mục tiêu cơ bản việc xây dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm và Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm nhằm đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đúng với bản chất của dịch vụ hành chính công, phục vụ sự vận hành an toàn, minh bạch, công khai của thị trường tín dụng, thị trường vốn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với thị trường.
Đổi mới về tổ chức, hoạt động của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng thu gọn đầu mối các cơ quan đăng ký; đổi mới quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp cận với hệ thống các cơ quan đăng ký, được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng các thông tin cần thiết để xem xét, quyết định trước khi giao kết các giao dịch dân sự, kinh tế. Việc xây dựng mô hình cơ quan đăng ký tập trung hướng tới mục tiêu giảm chi phí về thời gian, công sức cho người dân trong quá trình thực hiện đăng ký...
Định hướng cơ bản trong việc xây dựng Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm là thí điểm thực hiện đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm bằng các loại tài sản, bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu biển, các động sản khác tại một số cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Phạm vi các giao dịch bảo đảm được đăng ký tập trung gồm hai giai đoạn: giai đoạn 2013-2014 và giai đoạn 2014-2015.
Bộ Tư pháp lựa chọn thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm tại một trong ba thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đối với xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, giai đoạn 2013-2015 xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm theo mô hình tiếp tục duy trì sự phân tán về thẩm quyền đăng ký nhưng tập trung dữ liệu thông tin về giao dịch bảo đảm.
Giai đoạn 2016-2020 xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, theo đó thực hiện việc kết nối, tích hợp dữ liệu về thế chấp quyền sử dụng đất tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm.
Tại Hội thảo các đại biểu thảo luận sâu theo các chuyên đề như Quan điểm xây dựng mô hình cơ quan đăng ký tập trung và xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất về giao dịch bảo đảm-Nhìn từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; Quan điểm, hỗ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm của Chương trình toàn cầu về Giao dịch bảo đảm trong việc xây dựng mô hình cơ quan đăng ký tập trung và xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất về giao dịch bảo đảm tại một số nước.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN)