Tại buổi tọa đàm các hình thức kinh doanh bất hợp pháp, lợi dụng mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp diễn ra chiều 14/11 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp núp bóng bán hàng đa cấp để lừa đảo xảy ra thời gian gần đây, sắp tới Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ sửa đổi một số nội dung Nghị định 110/2005/NĐ-CP nhằm quản lý hoạt động này chặt chẽ hơn.
Cục Quản lý Cạnh tranh cũng sẽ kiến nghị tăng mức ký quỹ và buộc doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh ở đâu phải có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh cho cơ quan chức năng sở tại để dễ quản lý. Theo ông Mừng, đến nay luật pháp Việt Nam chưa cho phép đưa các mặt hàng dịch vụ vào kinh doanh đa cấp.
Ông Võ Đan Mạch, Phó chánh Văn phòng Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam cho biết, hàng hóa dịch vụ ở đây được hiểu chính là việc một số doanh nghiệp dụ dỗ khách hàng mua gian hàng ảo trên mạng, suất du lịch miễn phí, chiêu dụ góp vốn qua mạng với lãi suất cực cao…
[Thương mại online: Cần chọn sàn giao dịch uy tín]
Thời gian qua, một số doanh nghiệp như Mua Bán 24, Tâm Mặt Trời đã dụ dỗ, lừa dối khách hàng mua gian hàng ảo trên mạng (gọi là hàng hóa) với số tiền không nhỏ. Các doanh nghiệp này còn chi trả hoa hồng khi khách hàng lôi kéo người tham gia vào mạng lưới này. Hoặc như trường hợp Công ty Cộng Đồng Việt, Colonyinvest với hình thức huy động đầu tư tài chính bất hợp pháp chiêu dụ khách hàng góp vốn quang mạng Internet với mức lãi cực cao, tiền thưởng hậu hĩnh… Theo ông Mạch, tất cả hình thức kinh doanh này đều núp bóng đa cấp để dụ dỗ người dân.
Tính đến tháng 9/2012, cả nước có 77 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh đa cấp, chủ yếu hoạt động ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với lượng người tham gia bán hàng khoảng 1 triệu người./.
Cục Quản lý Cạnh tranh cũng sẽ kiến nghị tăng mức ký quỹ và buộc doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh ở đâu phải có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh cho cơ quan chức năng sở tại để dễ quản lý. Theo ông Mừng, đến nay luật pháp Việt Nam chưa cho phép đưa các mặt hàng dịch vụ vào kinh doanh đa cấp.
Ông Võ Đan Mạch, Phó chánh Văn phòng Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam cho biết, hàng hóa dịch vụ ở đây được hiểu chính là việc một số doanh nghiệp dụ dỗ khách hàng mua gian hàng ảo trên mạng, suất du lịch miễn phí, chiêu dụ góp vốn qua mạng với lãi suất cực cao…
[Thương mại online: Cần chọn sàn giao dịch uy tín]
Thời gian qua, một số doanh nghiệp như Mua Bán 24, Tâm Mặt Trời đã dụ dỗ, lừa dối khách hàng mua gian hàng ảo trên mạng (gọi là hàng hóa) với số tiền không nhỏ. Các doanh nghiệp này còn chi trả hoa hồng khi khách hàng lôi kéo người tham gia vào mạng lưới này. Hoặc như trường hợp Công ty Cộng Đồng Việt, Colonyinvest với hình thức huy động đầu tư tài chính bất hợp pháp chiêu dụ khách hàng góp vốn quang mạng Internet với mức lãi cực cao, tiền thưởng hậu hĩnh… Theo ông Mạch, tất cả hình thức kinh doanh này đều núp bóng đa cấp để dụ dỗ người dân.
Tính đến tháng 9/2012, cả nước có 77 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh đa cấp, chủ yếu hoạt động ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với lượng người tham gia bán hàng khoảng 1 triệu người./.
Liên Phương (TTXVN)