Ngày 6/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020.
Đề án nhằm xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Để đạt được mục tiêu trên, Quyết định nêu rõ 5 giải pháp thực hiện. Thứ nhất, xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô. Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động tài chính vi mô, có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ phát triển hoạt động tài chính vi mô.
Thứ hai, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, chuyên gia về tài chính vi mô.
Thứ ba, nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mô như hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi; triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả...
Thứ tư, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mô bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô, tăng cường phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài chính vi mô hiệu quả.
Thứ năm, các giải pháp hỗ trợ khác như tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mô; hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về tài chính vi mô; hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội tài chính vi mô.../.
Đề án nhằm xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Để đạt được mục tiêu trên, Quyết định nêu rõ 5 giải pháp thực hiện. Thứ nhất, xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô. Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động tài chính vi mô, có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ phát triển hoạt động tài chính vi mô.
Thứ hai, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, chuyên gia về tài chính vi mô.
Thứ ba, nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mô như hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi; triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả...
Thứ tư, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mô bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô, tăng cường phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài chính vi mô hiệu quả.
Thứ năm, các giải pháp hỗ trợ khác như tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mô; hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về tài chính vi mô; hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội tài chính vi mô.../.
(TTXVN/Vietnam+)