Trong quá trình xây dựng và thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020," việc hiện đại hóa lĩnh vực hàng không là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của Việt Nam.
Tại hội thảo công bố báo cáo cuối cùng dự án chính sách kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều kinh nghiệm phát triển hàng không của Hàn Quốc đã được chia sẻ với nhiều hướng gợi mở cho phát triển lĩnh vực hàng không tại Việt Nam.
Lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc đã gặt hái nhiều thành công, đóng góp lớn cho kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ tám trên thế giới về quy mô vận tải của ngành hàng không. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách “bầu trời mở” và mạng lưới toàn cầu của các hãng hàng không, nên ngành hàng không Hàn Quốc hiện xếp thứ 15 thế giới về vận tải hàng khách và thứ hai thế giới về vận tải hàng hóa. Về mức độ an toàn, theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), Hàn Quốc đứng đầu thế giới về mức độ an toàn với điểm số 98,89%.
Thành công trên có được là do Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống an toàn bằng cách chuẩn hóa các quy định an toàn theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã được Tổ chức Hàng không Mỹ (US FAA) công nhận về kiểm định an toàn năm 2001 và ICAO công nhận năm 2008.
Cảng hàng không quốc tế Incheon của Hàn Quốc đã trở thành cảng đầu mối của Đông Bắc Á, được Hội đồng Hàng không Quốc tế (ACI) lựa chọn là cảng có dịch vụ sân bay tốt nhất từ năm 2005 và là cảng thứ hai thế giới về khối lượng vận tải hàng hóa từ năm 2006 và cảng trung chuyển hàng hóa lớn nhất của châu Á.
Tại Việt Nam, lĩnh vực hàng không đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2001-2010, vận tải hành khách tăng 15,8% và vận tải hàng hóa tăng 16,2% mỗi năm. Năm 2010, ngành hàng không Việt Nam đạt kỷ lục với 21 triệu lượt khách. Trong các thời kỳ này, tăng trưởng GDP chỉ bằng một nửa của tăng trưởng trong lĩnh vực hàng không và cảng hàng không dân dụng (7,8% trong giai đoạn 1991-2000 và 7,3% trong giai đoạn 2001-2010). Mặc dù vậy, theo đánh giá của giáo sư Yeong Heok Lee, Đại học Hàng không Hàn Quốc, năm 2010, quy mô vận tải hàng không của Việt Nam so với Hàn Quốc thì lĩnh vực vận tải hành khách (21 triệu lượt) chỉ bằng 1/3 và vận tải hàng hóa (460.000 tấn) chỉ bằng 1/8.
Ngoài ra, lĩnh vực hàng không và cảng hàng không dân dụng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như vận tải hành khách nội địa vẫn là chủ yếu, các tuyến bay quốc tế chỉ tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sỹ Lê Đăng Bắc, Chuyên viên Cục Hàng không Việt Nam, cơ sở vật chất hàng không của Việt Nam còn nhiều yếu kém, phần lớn các sân bay được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân dụng, dịch vụ cảng nghèo nàn...
Từ thực trạng đó, các chuyên gia Hàn Quốc đã có những khuyến nghị một số chính sách nhằm hiện đại hóa vận tải hàng không và cảng hàng không tại Việt Nam.
Về chính sách vận tải hàng không, các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng Việt Nam cần duy trì nguyên tắc cạnh tranh và tư nhân hóa các hãng hàng không, thúc đẩy chính sách “bầu trời mở” - cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực hàng không nội địa và toàn cầu hóa các hãng hàng không, không can thiệp hoặc bảo hộ các hãng hàng không lớn bằng trợ cấp. Bên cạnh đó, cần đưa ra những định hướng chính sách rõ ràng và thực thi các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giáo sư Yeong Heok Lee, Đại học Hàng không Hàn Quốc đề xuất một số chính sách phát triển cảng hàng không. Ông cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần tăng vốn đầu tư cho các cảng hàng không, phân bổ thêm ngân sách cho việc tăng công suất các sân bay địa phương, cho phép các sân bay quốc tế lớn tự đáp ứng các nhu cầu của mình bằng cách thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài qua hình thức BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh).
Ngoài ra, các cảng hàng không cần duy trì phí sử dụng sân bay ở mức thấp, mở rộng hoạt động thuê ngoài và duy trì số lượng nhân viên thấp, sử dụng hệ thống đấu thầu khi cho thuê các không gian thương mại, thu nhận và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Giáo sư Lee cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên cao nhất cho đầu tư vào các cảng hàng không chính, tập trung có chọn lọc các nguồn lưc có hạn của quốc gia cho các dự án ưu tiên cao như tập trung vào 3 cảng hàng không chủ chốt: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó cần kết nối các tuyến nội địa từ các sân bay địa phương tới các tuyến quốc tế của các sân bay chủ chốt trên.
Theo giáo sư Yeong Heok Lee, ở Việt Nam , vấn đề lớn nhất chính là sự thiếu hụt ngân sách nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Tiến sỹ Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng ban Phát triển hạ tầng, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng dù Chính phủ Việt Nam rất khuyến khích, song chưa có nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực hàng không, bởi đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao cùng nguồn vốn lớn.
Để giải quyết vấn đề này, giáo sư Lee cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống luật pháp, bên cạnh đó, tăng cường năng lực giao thông của hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua tăng cường hiệu quả của tất cả các cơ sở vật chất./.
Tại hội thảo công bố báo cáo cuối cùng dự án chính sách kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều kinh nghiệm phát triển hàng không của Hàn Quốc đã được chia sẻ với nhiều hướng gợi mở cho phát triển lĩnh vực hàng không tại Việt Nam.
Lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc đã gặt hái nhiều thành công, đóng góp lớn cho kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ tám trên thế giới về quy mô vận tải của ngành hàng không. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách “bầu trời mở” và mạng lưới toàn cầu của các hãng hàng không, nên ngành hàng không Hàn Quốc hiện xếp thứ 15 thế giới về vận tải hàng khách và thứ hai thế giới về vận tải hàng hóa. Về mức độ an toàn, theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), Hàn Quốc đứng đầu thế giới về mức độ an toàn với điểm số 98,89%.
Thành công trên có được là do Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống an toàn bằng cách chuẩn hóa các quy định an toàn theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã được Tổ chức Hàng không Mỹ (US FAA) công nhận về kiểm định an toàn năm 2001 và ICAO công nhận năm 2008.
Cảng hàng không quốc tế Incheon của Hàn Quốc đã trở thành cảng đầu mối của Đông Bắc Á, được Hội đồng Hàng không Quốc tế (ACI) lựa chọn là cảng có dịch vụ sân bay tốt nhất từ năm 2005 và là cảng thứ hai thế giới về khối lượng vận tải hàng hóa từ năm 2006 và cảng trung chuyển hàng hóa lớn nhất của châu Á.
Tại Việt Nam, lĩnh vực hàng không đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2001-2010, vận tải hành khách tăng 15,8% và vận tải hàng hóa tăng 16,2% mỗi năm. Năm 2010, ngành hàng không Việt Nam đạt kỷ lục với 21 triệu lượt khách. Trong các thời kỳ này, tăng trưởng GDP chỉ bằng một nửa của tăng trưởng trong lĩnh vực hàng không và cảng hàng không dân dụng (7,8% trong giai đoạn 1991-2000 và 7,3% trong giai đoạn 2001-2010). Mặc dù vậy, theo đánh giá của giáo sư Yeong Heok Lee, Đại học Hàng không Hàn Quốc, năm 2010, quy mô vận tải hàng không của Việt Nam so với Hàn Quốc thì lĩnh vực vận tải hành khách (21 triệu lượt) chỉ bằng 1/3 và vận tải hàng hóa (460.000 tấn) chỉ bằng 1/8.
Ngoài ra, lĩnh vực hàng không và cảng hàng không dân dụng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như vận tải hành khách nội địa vẫn là chủ yếu, các tuyến bay quốc tế chỉ tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sỹ Lê Đăng Bắc, Chuyên viên Cục Hàng không Việt Nam, cơ sở vật chất hàng không của Việt Nam còn nhiều yếu kém, phần lớn các sân bay được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân dụng, dịch vụ cảng nghèo nàn...
Từ thực trạng đó, các chuyên gia Hàn Quốc đã có những khuyến nghị một số chính sách nhằm hiện đại hóa vận tải hàng không và cảng hàng không tại Việt Nam.
Về chính sách vận tải hàng không, các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng Việt Nam cần duy trì nguyên tắc cạnh tranh và tư nhân hóa các hãng hàng không, thúc đẩy chính sách “bầu trời mở” - cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực hàng không nội địa và toàn cầu hóa các hãng hàng không, không can thiệp hoặc bảo hộ các hãng hàng không lớn bằng trợ cấp. Bên cạnh đó, cần đưa ra những định hướng chính sách rõ ràng và thực thi các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giáo sư Yeong Heok Lee, Đại học Hàng không Hàn Quốc đề xuất một số chính sách phát triển cảng hàng không. Ông cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần tăng vốn đầu tư cho các cảng hàng không, phân bổ thêm ngân sách cho việc tăng công suất các sân bay địa phương, cho phép các sân bay quốc tế lớn tự đáp ứng các nhu cầu của mình bằng cách thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài qua hình thức BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh).
Ngoài ra, các cảng hàng không cần duy trì phí sử dụng sân bay ở mức thấp, mở rộng hoạt động thuê ngoài và duy trì số lượng nhân viên thấp, sử dụng hệ thống đấu thầu khi cho thuê các không gian thương mại, thu nhận và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Giáo sư Lee cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên cao nhất cho đầu tư vào các cảng hàng không chính, tập trung có chọn lọc các nguồn lưc có hạn của quốc gia cho các dự án ưu tiên cao như tập trung vào 3 cảng hàng không chủ chốt: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó cần kết nối các tuyến nội địa từ các sân bay địa phương tới các tuyến quốc tế của các sân bay chủ chốt trên.
Theo giáo sư Yeong Heok Lee, ở Việt Nam , vấn đề lớn nhất chính là sự thiếu hụt ngân sách nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Tiến sỹ Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng ban Phát triển hạ tầng, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng dù Chính phủ Việt Nam rất khuyến khích, song chưa có nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực hàng không, bởi đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao cùng nguồn vốn lớn.
Để giải quyết vấn đề này, giáo sư Lee cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống luật pháp, bên cạnh đó, tăng cường năng lực giao thông của hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua tăng cường hiệu quả của tất cả các cơ sở vật chất./.
Quốc Huy (TTXVN/Vietnam+)