Chỉ còn vài ngày nữa, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các cấp cao liên quan, những hoạt động trọng điểm cuối cùng trong năm Chủ tịch ASEAN của Indonesia sẽ diễn ra tại Bali, hòn đảo nổi tiếng của đất nước vạn đảo.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Cấp cao liên quan bao gồm Cấp cao ASEAN+3, cấp cao Đông Á (EAS) và và các Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc) được tổ chức từ ngày 17-19/11/2011 tại Indonesia.
Tiếp tục chủ đề "Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng các quốc gia toàn cầu," các hội nghị lần này sẽ kiểm điểm việc triển khai các kết quả đạt được kể từ sau Hội nghị Cấp cao ASEAN 18; bàn các biện pháp đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy hơn nữa vai trò quốc tế của ASEAN, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Cũng nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác sẽ thảo luận phương hướng nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN với các đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN và một số đối tác sẽ ký Tuyên bố Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu; và thông qua một số văn kiện quan trọng định hướng hợp tác ASEAN, trong đó có Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều; Tuyên bố về tăng cường vai trò và sự tham gia của người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN; Khuôn khổ ASEAN về Đối tác kinh tế khu vực toàn diện; Tuyên bố cam kết của ASEAN về tiến tới không có HIV...
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN và một số đối tác sẽ thông qua các văn kiện liên quan như: Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại; Tuyên bố chung ASEAN-Nhật về Quan hệ đối tác chiến lược và kế hoạch hành động giai đoạn 2012-2017; Tuyên bố chung ASEAN-Mỹ và Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2011-2015; Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc; Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi và Tuyên bố EAS về kết nối ASEAN.
Các hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực tiếp tục ổn định, kinh tế phục hồi khả quan. ASEAN tiếp tục chứng tỏ là một tổ chức khu vực thành công, phát triển năng động; đẩy mạnh mở rộng quan hệ với các đối tác, chủ động thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực với ASEAN giữ vai trò trung tâm.
Mặt khác, tình hình khu vực tiếp tục có những chuyển động nhanh chóng và phức tạp. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng, ASEAN cũng đang đứng trước không ít thách thức nhằm đoàn kết nội khối, giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực, trong khi các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và khu vực phải đối phó với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như thiên tai, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia... Vấn đề Biển Đông tiếp tục phức tạp, có nhiều chuyển biến mới, có cả mặt thuận và không thuận.
Nhìn lại lịch sử, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, từ 5 nước ban đầu (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), đến năm 1999, ASEAN đã hội tụ đủ 10 quốc gia thành viên, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Sau 43 năm thành lập, ASEAN đã chứng tỏ là một trong những tổ chức khu vực thành công, phát triển năng động, duy trì quan hệ với tất cả các nước và tổ chức khu vực lớn trên thế giới.
Hiệp hội đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, hoạt động trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Những thành công của ASEAN thời gian qua, nhất là những kết quả hợp tác cụ thể mà ASEAN đạt được trong năm 2010, năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, đã góp phần thực sự thúc đẩy liên kết ASEAN, tạo đà mạnh mẽ để ASEAN tăng cường quan hệ với các đối tác và nâng cao vai trò tại khu vực.
Vai trò quốc tế của Hiệp hội đã được nâng lên đáng kể. Những thành công thời gian qua là nền tảng để ASEAN xác định và phấn đấu cho mục tiêu tiếp theo là nâng cao vai trò và tiếng nói của Hiệp hội trên thế giới, đặc biệt là trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Sau 16 năm tham gia ASEAN (từ 7/1995), Việt Nam đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình; các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN.
Tham gia hợp tác trong ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, tạo thuận lợi cho triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa phương hóa, đa dạng hoá của Đảng ta. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác ASEAN vì ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.
Tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các cấp cao liên quan, Việt Nam tiếp tục giữ tinh thần "chủ động, tích cực và có trách nhiệm", tiếp tục phát huy thành quả nhiệm kỳ năm Chủ tịch ASEAN 2010, củng cố đoàn kết ASEAN, cùng đóng góp vào việc đẩy mạnh liên kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực, tăng cường hơn nữa moi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Qua đó, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác./.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Cấp cao liên quan bao gồm Cấp cao ASEAN+3, cấp cao Đông Á (EAS) và và các Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Liên hợp quốc) được tổ chức từ ngày 17-19/11/2011 tại Indonesia.
Tiếp tục chủ đề "Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng các quốc gia toàn cầu," các hội nghị lần này sẽ kiểm điểm việc triển khai các kết quả đạt được kể từ sau Hội nghị Cấp cao ASEAN 18; bàn các biện pháp đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy hơn nữa vai trò quốc tế của ASEAN, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Cũng nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác sẽ thảo luận phương hướng nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN với các đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN và một số đối tác sẽ ký Tuyên bố Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu; và thông qua một số văn kiện quan trọng định hướng hợp tác ASEAN, trong đó có Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều; Tuyên bố về tăng cường vai trò và sự tham gia của người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN; Khuôn khổ ASEAN về Đối tác kinh tế khu vực toàn diện; Tuyên bố cam kết của ASEAN về tiến tới không có HIV...
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN và một số đối tác sẽ thông qua các văn kiện liên quan như: Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại; Tuyên bố chung ASEAN-Nhật về Quan hệ đối tác chiến lược và kế hoạch hành động giai đoạn 2012-2017; Tuyên bố chung ASEAN-Mỹ và Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2011-2015; Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc; Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi và Tuyên bố EAS về kết nối ASEAN.
Các hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực tiếp tục ổn định, kinh tế phục hồi khả quan. ASEAN tiếp tục chứng tỏ là một tổ chức khu vực thành công, phát triển năng động; đẩy mạnh mở rộng quan hệ với các đối tác, chủ động thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực với ASEAN giữ vai trò trung tâm.
Mặt khác, tình hình khu vực tiếp tục có những chuyển động nhanh chóng và phức tạp. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng, ASEAN cũng đang đứng trước không ít thách thức nhằm đoàn kết nội khối, giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực, trong khi các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và khu vực phải đối phó với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như thiên tai, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia... Vấn đề Biển Đông tiếp tục phức tạp, có nhiều chuyển biến mới, có cả mặt thuận và không thuận.
Nhìn lại lịch sử, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, từ 5 nước ban đầu (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), đến năm 1999, ASEAN đã hội tụ đủ 10 quốc gia thành viên, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Sau 43 năm thành lập, ASEAN đã chứng tỏ là một trong những tổ chức khu vực thành công, phát triển năng động, duy trì quan hệ với tất cả các nước và tổ chức khu vực lớn trên thế giới.
Hiệp hội đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, hoạt động trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Những thành công của ASEAN thời gian qua, nhất là những kết quả hợp tác cụ thể mà ASEAN đạt được trong năm 2010, năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, đã góp phần thực sự thúc đẩy liên kết ASEAN, tạo đà mạnh mẽ để ASEAN tăng cường quan hệ với các đối tác và nâng cao vai trò tại khu vực.
Vai trò quốc tế của Hiệp hội đã được nâng lên đáng kể. Những thành công thời gian qua là nền tảng để ASEAN xác định và phấn đấu cho mục tiêu tiếp theo là nâng cao vai trò và tiếng nói của Hiệp hội trên thế giới, đặc biệt là trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Sau 16 năm tham gia ASEAN (từ 7/1995), Việt Nam đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình; các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN.
Tham gia hợp tác trong ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, tạo thuận lợi cho triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa phương hóa, đa dạng hoá của Đảng ta. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác ASEAN vì ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.
Tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các cấp cao liên quan, Việt Nam tiếp tục giữ tinh thần "chủ động, tích cực và có trách nhiệm", tiếp tục phát huy thành quả nhiệm kỳ năm Chủ tịch ASEAN 2010, củng cố đoàn kết ASEAN, cùng đóng góp vào việc đẩy mạnh liên kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực, tăng cường hơn nữa moi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Qua đó, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)