Ngày 9/11, Hanoi Telecom đã có văn bản kiến nghị về việc vi phạm Luật Cạnh tranh nếu chuyển giao EVN Telecom cho Viettel.
Đây là động thái mới nhất của Hanoi Telecom trong việc đề nghị các cơ quan liên quan có ý kiến xác đáng để giúp việc mua "con nợ EVN Telecom" được công bằng, bảo đảm đúng luật và không làm triệt tiêu doanh nghiệp viễn thông khác.
Trong công văn số 58/CV-HTC gửi tới Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Hội đồng cạnh tranh và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, phía Hanoi Telecom cho rằng, nếu mọi nguồn lực của EVN Telecom được chuyển giao toàn bộ cho Viettel bao gồm cả tài nguyên tần số 2G, 3G thì chỉ riêng đơn vị này sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia.
“Việc này vi phạm Điều 18, Mục 3, Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 trong đó đã quy định rõ: ‘Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.’ Như vậy việc chuyển giao phần băng tần của EVN Telecom cho Viettel là trái với quy định của Luật cạnh tranh, tạo điều kiện cho Viettel trở thành ‘doanh nghiệp có vị trí độc quyền’ trên thị trường viễn thông Việt Nam,” phía Hanoi Telecom nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và truyền thông, Viettel hiện chiếm gần 37% thị phần thông tin di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo Điều 11, Mục 2, Luật cạnh tranh, với trên 30% thị phần, Viettel được coi là “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.”
Bởi vậy, theo Hanoi Telecom, nếu lấy được phần băng tần 3G từ EVN Telecom, Viettel có thể “ngăn cản việc tham gia thị trường” cung cấp dịch vụ 3G của Hanoi Telecom (vì Hanoi Telecom và EVN Telecom cùng chung giấy phép 3G).
Với một nửa băng tần 3G còn lại, Vietnamobile (thương hiệu thuộc sở hữu của Hanoi Telecom) sẽ không thể cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường với giá cả cạnh tranh nhất do chi phí triển khai quá lớn (2,5 đến 3 lần). Điều này đi ngược với quy định cấm “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” theo Điều 13, Mục 2, Luật cạnh tranh./.
Đây là động thái mới nhất của Hanoi Telecom trong việc đề nghị các cơ quan liên quan có ý kiến xác đáng để giúp việc mua "con nợ EVN Telecom" được công bằng, bảo đảm đúng luật và không làm triệt tiêu doanh nghiệp viễn thông khác.
Trong công văn số 58/CV-HTC gửi tới Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Hội đồng cạnh tranh và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, phía Hanoi Telecom cho rằng, nếu mọi nguồn lực của EVN Telecom được chuyển giao toàn bộ cho Viettel bao gồm cả tài nguyên tần số 2G, 3G thì chỉ riêng đơn vị này sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia.
“Việc này vi phạm Điều 18, Mục 3, Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 trong đó đã quy định rõ: ‘Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.’ Như vậy việc chuyển giao phần băng tần của EVN Telecom cho Viettel là trái với quy định của Luật cạnh tranh, tạo điều kiện cho Viettel trở thành ‘doanh nghiệp có vị trí độc quyền’ trên thị trường viễn thông Việt Nam,” phía Hanoi Telecom nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và truyền thông, Viettel hiện chiếm gần 37% thị phần thông tin di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo Điều 11, Mục 2, Luật cạnh tranh, với trên 30% thị phần, Viettel được coi là “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.”
Bởi vậy, theo Hanoi Telecom, nếu lấy được phần băng tần 3G từ EVN Telecom, Viettel có thể “ngăn cản việc tham gia thị trường” cung cấp dịch vụ 3G của Hanoi Telecom (vì Hanoi Telecom và EVN Telecom cùng chung giấy phép 3G).
Với một nửa băng tần 3G còn lại, Vietnamobile (thương hiệu thuộc sở hữu của Hanoi Telecom) sẽ không thể cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường với giá cả cạnh tranh nhất do chi phí triển khai quá lớn (2,5 đến 3 lần). Điều này đi ngược với quy định cấm “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” theo Điều 13, Mục 2, Luật cạnh tranh./.
Thùy Liên (Vietnam+)