Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tiến hành khai quật khảo cổ tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm tại xã Lạc Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận sẽ phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ khai quật tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm trong diện tích 706m2.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật sẽ giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Thuận giữ gìn, bảo quản.Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm nằm cách thành phố Phan Thiết hơn 100km về hướng Đông Bắc.
Những kiến trúc nghệ thuật xây dựng tháp này cũng gần giống như nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tại thành phố Phan Thiết. Trước đó vào tháng 10/2012, trong khi thi công công trình bảo vệ tháp Pô Tằm, đơn vị thi công đã phát hiện một số dấu tích xây bằng gạch Chăm chìm dưới lòng đất.
Bảo tàng Bình Thuận đã tiến hành khảo sát và phát hiện 2 bức tường cổ chôn sâu dưới lòng đất tại đây. Hai bức tường được xây bằng gạch nằm đoạn giữa nhóm tháp Bắc và nhóm tháp Nam. Bức tường cao 190cm, dày 65cm, khoảng cách hai bức tường là 246cm.
Trong lòng có nhiều lớp gạch được đặt bằng phẳng, phía dưới tường gạch đặt nhiều viên đá tảng lớn. Theo nhận định ban đầu có thể đây là 2 bức tường của người Chăm xây cùng thời với tháp Pô Tằm vào khoảng thế kỷ thứ 8.
Tháp Chăm Pô Tằm là nơi để thực hiện các nghi lễ thờ cúng Vua Chăm. Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996./.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận sẽ phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ khai quật tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm trong diện tích 706m2.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật sẽ giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Thuận giữ gìn, bảo quản.Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm nằm cách thành phố Phan Thiết hơn 100km về hướng Đông Bắc.
Những kiến trúc nghệ thuật xây dựng tháp này cũng gần giống như nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tại thành phố Phan Thiết. Trước đó vào tháng 10/2012, trong khi thi công công trình bảo vệ tháp Pô Tằm, đơn vị thi công đã phát hiện một số dấu tích xây bằng gạch Chăm chìm dưới lòng đất.
Bảo tàng Bình Thuận đã tiến hành khảo sát và phát hiện 2 bức tường cổ chôn sâu dưới lòng đất tại đây. Hai bức tường được xây bằng gạch nằm đoạn giữa nhóm tháp Bắc và nhóm tháp Nam. Bức tường cao 190cm, dày 65cm, khoảng cách hai bức tường là 246cm.
Trong lòng có nhiều lớp gạch được đặt bằng phẳng, phía dưới tường gạch đặt nhiều viên đá tảng lớn. Theo nhận định ban đầu có thể đây là 2 bức tường của người Chăm xây cùng thời với tháp Pô Tằm vào khoảng thế kỷ thứ 8.
Tháp Chăm Pô Tằm là nơi để thực hiện các nghi lễ thờ cúng Vua Chăm. Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996./.
Nguyễn Thanh (TTXVN)