Ngày 08/6/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 20/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 14%/năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/6/2012. Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 19/2012/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Ngoài ra, các mức lãi suất điều hành cũng được Thống đốc điều chỉnh như sau: Lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 9%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 12%/năm.
Thông tư quy định, tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định tại Thông tư 19./.
Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 14%/năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/6/2012. Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 19/2012/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Ngoài ra, các mức lãi suất điều hành cũng được Thống đốc điều chỉnh như sau: Lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 9%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 12%/năm.
Thông tư quy định, tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định tại Thông tư 19./.
Minh Thúy (Vietnam+)