Từ ngày 1/8, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ áp dụng mức viện phí mới với mức tăng khá cao. Hầu hết các tỉnh đều áp dụng viện phí mới ở mức trên 70%, đặc biệt có nhiều tỉnh ở mức trên 90%.
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng với việc các tỉnh và các bệnh viện lớn xây dựng giá dịch vụ y tế theo khung giá mới như đã được thông qua thì khả năng vỡ quỹ bảo hiểm y tế là rất cao.
Chiều 2/8, trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định khó có thể xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế.
Bà Tiến cho hay, Bộ Y tế đã trao đổi lại với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thấy được sự lo lắng của họ về vấn đề trên.
"Thực chất hiện nay lương cơ bản đã tăng và số tiền đóng cho bảo hiểm y tế cũng tăng theo. Thêm vào đó là đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân mà Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo sẽ giúp tăng nguồn thu bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ rà soát lại tất cả các danh mục thuốc và dịch vụ để phù hợp giữa mệnh giá và gói dịch vụ người bệnh được hưởng để cân đối. Với những biện pháp này, chúng tôi nghĩ rằng khó có thể xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế,” bà Tiến nói.
Về vấn đề hiện nay có tình trạng nhiều tỉnh nghèo lại đòi mức giá dịch vụ tăng đến 95%, bà Tiến cho rằng một số địa phương có tâm lý dù có thừa quỹ bảo hiểm y tế họ cũng không được hưởng (hầu hết đều thừa) nên họ đẩy giá dịch vụ cao tối đa cao để lấy nguồn thu thừa này tái đầu tư.
Theo bà Tiến, quan điểm của các tỉnh là thà để các bệnh viện có giá dịch vụ cao để lấy nguồn thu tự tái đầu tư còn hơn là lấy từ ngân sách tỉnh để đầu tư cho bệnh viện địa phương. Vì vậy, không thể nói thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, báo chí càng nói địa phương này, bệnh viện kia thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế, thì chính các tỉnh, bệnh viện đó lại có cơ sở để tăng viện phí và từ đó lại dư thừa quỹ bảo hiểm y tế.
"Thực tế cho thấy phần lớn các tỉnh nghèo đều tăng viện phí và có sự dư thừa quỹ bảo hiểm y tế. Và khi dư thừa quỹ bảo hiểm y tế thì Trung ương lại điều chuyển khoản dư thừa này cho các nơi tiêu dùng nhiều. Như vậy là không công bằng. Sắp tới, Trung ương sẽ điều chỉnh luật về vấn đề này. Nơi nào thừa nhiều quỹ bảo hiểm y tế sẽ được phép cân đối lại nhiều, nơi nào để thâm hụt quỹ thì phải chịu" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh./.
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng với việc các tỉnh và các bệnh viện lớn xây dựng giá dịch vụ y tế theo khung giá mới như đã được thông qua thì khả năng vỡ quỹ bảo hiểm y tế là rất cao.
Chiều 2/8, trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định khó có thể xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế.
Bà Tiến cho hay, Bộ Y tế đã trao đổi lại với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thấy được sự lo lắng của họ về vấn đề trên.
"Thực chất hiện nay lương cơ bản đã tăng và số tiền đóng cho bảo hiểm y tế cũng tăng theo. Thêm vào đó là đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân mà Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo sẽ giúp tăng nguồn thu bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ rà soát lại tất cả các danh mục thuốc và dịch vụ để phù hợp giữa mệnh giá và gói dịch vụ người bệnh được hưởng để cân đối. Với những biện pháp này, chúng tôi nghĩ rằng khó có thể xảy ra thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế,” bà Tiến nói.
Về vấn đề hiện nay có tình trạng nhiều tỉnh nghèo lại đòi mức giá dịch vụ tăng đến 95%, bà Tiến cho rằng một số địa phương có tâm lý dù có thừa quỹ bảo hiểm y tế họ cũng không được hưởng (hầu hết đều thừa) nên họ đẩy giá dịch vụ cao tối đa cao để lấy nguồn thu thừa này tái đầu tư.
Theo bà Tiến, quan điểm của các tỉnh là thà để các bệnh viện có giá dịch vụ cao để lấy nguồn thu tự tái đầu tư còn hơn là lấy từ ngân sách tỉnh để đầu tư cho bệnh viện địa phương. Vì vậy, không thể nói thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, báo chí càng nói địa phương này, bệnh viện kia thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế, thì chính các tỉnh, bệnh viện đó lại có cơ sở để tăng viện phí và từ đó lại dư thừa quỹ bảo hiểm y tế.
"Thực tế cho thấy phần lớn các tỉnh nghèo đều tăng viện phí và có sự dư thừa quỹ bảo hiểm y tế. Và khi dư thừa quỹ bảo hiểm y tế thì Trung ương lại điều chuyển khoản dư thừa này cho các nơi tiêu dùng nhiều. Như vậy là không công bằng. Sắp tới, Trung ương sẽ điều chỉnh luật về vấn đề này. Nơi nào thừa nhiều quỹ bảo hiểm y tế sẽ được phép cân đối lại nhiều, nơi nào để thâm hụt quỹ thì phải chịu" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh./.
Thùy Giang (Vietnam+)