Giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của xã hội.
Ngày 4/8, bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn nhanh ông Đinh La Thăng, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về các vấn đề liên quan.
- Nhận trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông vận tải, ông dự kiến sẽ tạo “đột phá” bằng kế hoạch, hành động gì trong nhiệm kỳ mới?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Nhiệm vụ người đứng đầu ngành giao thông vận tải là bám sát các nhiệm vụ của Chính phủ và thực hiện bằng được các giải pháp đột phá mà gần nhất là dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam và giải quyết tai nạn giao thông.
Ngành giao thông vận tải có đặc thù riêng bởi muốn đột phá để phát triển thì phải xây dựng mới, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; lấy đó làm động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vào thời điểm cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết 11, ngành giao thông cũng không phải là ngoại lệ với hàng loạt công trình buộc phải cắt, giảm hoặc hoãn tiến độ, gây ảnh hưởng đến lộ trình phát triển này.
Thời gian tới, ngành giao thông vận tải sẽ rà soát để lựa chọn, tập trung hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án dở dang, nhất là đối với những dự án cấp bách, đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Nếu quá khó khăn về vốn, việc huy động có thể thu xếp từ nhiều nguồn chứ không hoàn toàn trông chờ vào vốn ngân sách bởi nguồn vốn này đã có quá nhiều khoản phải chi. Có thể tìm kiếm thêm nhiều nguồn vốn mới hoặc huy động cả xã hội tham gia.
Với vai trò vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là người đứng đầu ngành giao thông vận tải, tôi sẽ đóng góp với Chính phủ những giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành và đất nước.
- Ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Theo ông cần phải có những biện pháp nào để giải quyết được vấn đề này?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đúng là vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông đã không ít lần nóng bàn nghị sự nhưng thực tế là chưa thể giải quyết ngay một sớm một chiều. Cùng với quy hoạch hợp lý và chuẩn bị quỹ đất phát triển giao thông nhằm hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng cần đặc biệt chú trọng.
Theo tôi, trước mắt là phải tập trung giải quyết ùn tắc trong các thành phố lớn. Muốn vậy cũng phải tính đến các yếu tố liên quan là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vai trò quản lý nhà nước và đặc biệt là thay đổi ý thức của người dân tham gia giao thông.
Đối tượng và chủ thể tham gia giao thông rất quan trọng bởi họ mà không tự giác thì chắc chắn cả ùn tắc lẫn tai nạn giao thông vẫn khó khắc phục. Không hẳn do hạ tầng yếu kém dẫn đến tai nạn giao thông. Vì vậy, người điều hành phương tiện cần có một cuộc cách mạng thực sự trong ý thức khi tham gia giao thông.
- Hiện nay, trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều địa phương đang đề xuất với Chính phủ cho xây dựng sân bay, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Xét về nguyện vọng thì rất chính đáng nhưng xây dựng sân bay phải tính đến hai yếu tố là hiệu quả và quy hoạch. Hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng giao thông là mong muốn của lãnh đạo nhiều địa phương bởi đây cũng là động lực quan trọng, tạo động lực để phát triển, kết nối với các địa bàn khác trên toàn quốc một cách nhanh chóng, thậm chí kết nối các tuyến bay quốc tế một cách thuận tiện.
Vấn đề là sân bay đó khi đi vào khai thác có hiệu quả hay không và có ý nghĩa như thế nào trong quy hoạch tổng thể. Đây là nguyện vọng khách quan nên để đánh giá sự phù hợp thì phải xem xét từng dự án cụ thể.
Trong khi vốn đầu tư các loại hình hạ tầng giao thông khác ít tốn kém hơn thì việc xây dựng sân bay tại các địa phương sẽ phải tính trong tổng thể chung. Nếu vừa đầu tư sân bay, vừa làm đường cao tốc thì có khi đi đường bộ cao tốc lại nhanh hơn máy bay, vậy thì hiệu quả cần phải xem xét lại.
- Vốn để xây dựng đường cao tốc thông qua cơ chế đối tác công tư (PPP) đang gặp vướng mắc do không thỏa thuận được tỷ lệ chia sẻ rủi ro. Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông có đề xuất gì?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Xây dựng đường bộ cao tốc thông qua cơ chế công tư là việc cần thiết và bắt buộc phải làm vì không thể trông chờ mãi vào vốn ngân sách mà nên kêu gọi mọi nguồn lực từ tư nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia đầu tư thì hạ tầng cơ sở quan trọng này mới phát triển nhanh được.
Thực ra thế giới đã áp dụng mô hình đối tác công tư này lâu rồi nhưng với Việt Nam vẫn là mới nên phải đi từ đầu, từ khâu lập chính sách, quản lý, đầu tư... kể cả nhà đầu tư cũng mới. Vì vậy rất cần có sự chia sẻ giữa các bên và đề xuất cơ chế hợp lý, cân đối hài hòa lợi ích... để báo cáo lên cơ quan thẩm quyền quyết định. Có như vậy mới hấp dẫn và thu hút được thêm nhiều nguồn lực cùng tham gia phát triển hạ tầng giao thông.
Vốn dành cho giao thông rất lớn và nhiều quốc gia đã chứng minh đây là phương thức tiên tiến để triển khai tốt nhất cho đầu tư hạ tầng giao thông.
- Phát triển kinh tế biển và an ninh biển đảo là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch gì để có thể khai thác tối đa thế mạnh giao thông đường biển?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo tập trung xây dựng và hiện đại hóa một số cảng biển, đặc biệt là các khu vực miền Bắc, miền Trung và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh-Bà Rịa Vũng Tàu.
Đặc biệt, lợi thế về biển của Việt Nam rất lớn nên nếu phát triển hệ thống cảng biển sẽ thu hút nguồn hàng của thế giới trung chuyển qua cảng và tạo điều kiện thuận lợi cho chính các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu, cung cấp sản phẩm hàng hóa ra các nước.
Trong chỉ đạo, Chính phủ đã đề cập đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực.
Muốn phát triển hệ thống cảng biển hiện đại, đồng bộ, Việt Nam sẽ phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối giữa các cảng, giữa cảng với những hệ thống giao thông khác như đường sắt, đường bộ... cho phù hợp để khai thác hiệu quả. Vì vậy, phải xem xét để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp trong tổng thể giao thông đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường bộ.
Với đường biển dài hơn 3.000km, phát triển vận tải biển có lợi thế vừa kinh tế, vừa an toàn. Bức tranh các phương tiện vận tải biển công suất lớn, hiện đại của Việt Nam không chỉ tận dụng triệt để vị trí địa lý thuận lợi mà còn khẳng định chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh trên biển.
- Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Ngày 4/8, bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn nhanh ông Đinh La Thăng, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về các vấn đề liên quan.
- Nhận trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông vận tải, ông dự kiến sẽ tạo “đột phá” bằng kế hoạch, hành động gì trong nhiệm kỳ mới?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Nhiệm vụ người đứng đầu ngành giao thông vận tải là bám sát các nhiệm vụ của Chính phủ và thực hiện bằng được các giải pháp đột phá mà gần nhất là dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam và giải quyết tai nạn giao thông.
Ngành giao thông vận tải có đặc thù riêng bởi muốn đột phá để phát triển thì phải xây dựng mới, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; lấy đó làm động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vào thời điểm cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết 11, ngành giao thông cũng không phải là ngoại lệ với hàng loạt công trình buộc phải cắt, giảm hoặc hoãn tiến độ, gây ảnh hưởng đến lộ trình phát triển này.
Thời gian tới, ngành giao thông vận tải sẽ rà soát để lựa chọn, tập trung hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án dở dang, nhất là đối với những dự án cấp bách, đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Nếu quá khó khăn về vốn, việc huy động có thể thu xếp từ nhiều nguồn chứ không hoàn toàn trông chờ vào vốn ngân sách bởi nguồn vốn này đã có quá nhiều khoản phải chi. Có thể tìm kiếm thêm nhiều nguồn vốn mới hoặc huy động cả xã hội tham gia.
Với vai trò vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là người đứng đầu ngành giao thông vận tải, tôi sẽ đóng góp với Chính phủ những giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành và đất nước.
- Ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Theo ông cần phải có những biện pháp nào để giải quyết được vấn đề này?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đúng là vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông đã không ít lần nóng bàn nghị sự nhưng thực tế là chưa thể giải quyết ngay một sớm một chiều. Cùng với quy hoạch hợp lý và chuẩn bị quỹ đất phát triển giao thông nhằm hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng cần đặc biệt chú trọng.
Theo tôi, trước mắt là phải tập trung giải quyết ùn tắc trong các thành phố lớn. Muốn vậy cũng phải tính đến các yếu tố liên quan là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vai trò quản lý nhà nước và đặc biệt là thay đổi ý thức của người dân tham gia giao thông.
Đối tượng và chủ thể tham gia giao thông rất quan trọng bởi họ mà không tự giác thì chắc chắn cả ùn tắc lẫn tai nạn giao thông vẫn khó khắc phục. Không hẳn do hạ tầng yếu kém dẫn đến tai nạn giao thông. Vì vậy, người điều hành phương tiện cần có một cuộc cách mạng thực sự trong ý thức khi tham gia giao thông.
- Hiện nay, trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều địa phương đang đề xuất với Chính phủ cho xây dựng sân bay, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Xét về nguyện vọng thì rất chính đáng nhưng xây dựng sân bay phải tính đến hai yếu tố là hiệu quả và quy hoạch. Hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng giao thông là mong muốn của lãnh đạo nhiều địa phương bởi đây cũng là động lực quan trọng, tạo động lực để phát triển, kết nối với các địa bàn khác trên toàn quốc một cách nhanh chóng, thậm chí kết nối các tuyến bay quốc tế một cách thuận tiện.
Vấn đề là sân bay đó khi đi vào khai thác có hiệu quả hay không và có ý nghĩa như thế nào trong quy hoạch tổng thể. Đây là nguyện vọng khách quan nên để đánh giá sự phù hợp thì phải xem xét từng dự án cụ thể.
Trong khi vốn đầu tư các loại hình hạ tầng giao thông khác ít tốn kém hơn thì việc xây dựng sân bay tại các địa phương sẽ phải tính trong tổng thể chung. Nếu vừa đầu tư sân bay, vừa làm đường cao tốc thì có khi đi đường bộ cao tốc lại nhanh hơn máy bay, vậy thì hiệu quả cần phải xem xét lại.
- Vốn để xây dựng đường cao tốc thông qua cơ chế đối tác công tư (PPP) đang gặp vướng mắc do không thỏa thuận được tỷ lệ chia sẻ rủi ro. Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông có đề xuất gì?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Xây dựng đường bộ cao tốc thông qua cơ chế công tư là việc cần thiết và bắt buộc phải làm vì không thể trông chờ mãi vào vốn ngân sách mà nên kêu gọi mọi nguồn lực từ tư nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia đầu tư thì hạ tầng cơ sở quan trọng này mới phát triển nhanh được.
Thực ra thế giới đã áp dụng mô hình đối tác công tư này lâu rồi nhưng với Việt Nam vẫn là mới nên phải đi từ đầu, từ khâu lập chính sách, quản lý, đầu tư... kể cả nhà đầu tư cũng mới. Vì vậy rất cần có sự chia sẻ giữa các bên và đề xuất cơ chế hợp lý, cân đối hài hòa lợi ích... để báo cáo lên cơ quan thẩm quyền quyết định. Có như vậy mới hấp dẫn và thu hút được thêm nhiều nguồn lực cùng tham gia phát triển hạ tầng giao thông.
Vốn dành cho giao thông rất lớn và nhiều quốc gia đã chứng minh đây là phương thức tiên tiến để triển khai tốt nhất cho đầu tư hạ tầng giao thông.
- Phát triển kinh tế biển và an ninh biển đảo là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch gì để có thể khai thác tối đa thế mạnh giao thông đường biển?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo tập trung xây dựng và hiện đại hóa một số cảng biển, đặc biệt là các khu vực miền Bắc, miền Trung và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh-Bà Rịa Vũng Tàu.
Đặc biệt, lợi thế về biển của Việt Nam rất lớn nên nếu phát triển hệ thống cảng biển sẽ thu hút nguồn hàng của thế giới trung chuyển qua cảng và tạo điều kiện thuận lợi cho chính các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu, cung cấp sản phẩm hàng hóa ra các nước.
Trong chỉ đạo, Chính phủ đã đề cập đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực.
Muốn phát triển hệ thống cảng biển hiện đại, đồng bộ, Việt Nam sẽ phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối giữa các cảng, giữa cảng với những hệ thống giao thông khác như đường sắt, đường bộ... cho phù hợp để khai thác hiệu quả. Vì vậy, phải xem xét để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp trong tổng thể giao thông đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường bộ.
Với đường biển dài hơn 3.000km, phát triển vận tải biển có lợi thế vừa kinh tế, vừa an toàn. Bức tranh các phương tiện vận tải biển công suất lớn, hiện đại của Việt Nam không chỉ tận dụng triệt để vị trí địa lý thuận lợi mà còn khẳng định chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh trên biển.
- Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)