Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết Chính phủ đã phê duyệt lộ trình tăng giá khí cho nhà máy đạm Phú Mỹ và đồng ý chủ trương điều tiết phần chênh lệch giữa giá khí Nam Côn Sơn cấp cho đạm Phú Mỹ và giá khí PM3 cấp cho đạm Cà Mau để đảm bảo nguồn khí cung cấp cho các nhà máy đạm phải tương đồng.
Theo đó, việc điều tiết giá khí sẽ theo nguyên tắc: Tổng số lượng tiền bù cho Cà Mau không vượt quá số tiền đã thu được từ Phú Mỹ và giá khí bù cho Cà Mau không thấp hơn giá khí của Phú Mỹ.
Hiện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) - đơn vị thành viên của PVN đang quản lý - vận hành 3 hệ thống khí là Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3 Cà Mau với chiều dài gần 1.000 km đường ống cung cấp khí cho sản xuất điện, đạm và các hộ tiêu thụ công nghiệp khác.
Tại thị trường Việt Nam, PV Gas đang mua nhiên liệu khí từ các mỏ khí khác nhau theo giá thị trường, được định giá trên cơ sở trữ lượng mỏ khí, vị trí mỏ và tổng vốn đầu tư vào mỏ khí. Theo đó, giá khí ở miền Đông (gồm khí Nam Côn Sơn và Cửu Long) thường thấp hơn 2-3 USD/1 triệu BTU so với giá khí miền Tây (khí PM3 Cà Mau).
Với cơ chế giá khí như hiện nay, các hộ tiêu thụ khí thường ưu tiên huy động khí Miền Đông cao gấp đôi so với nghĩa vụ cấp khí của PV Gas khiến cho các mỏ ở khu vực này bị suy giảm nhanh, ngập nước sớm và hệ số thu hồi giảm. Trong khi đó, khí Miền Tây chỉ được huy động thấp nên bị dư thừa.
Theo PV Gas, việc sớm xây dựng và thông qua chính sách giá khí thống nhất cho thị trường sẽ là giải pháp quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn khí hiện nay phục vụ cho sản xuất điện và phân đạm./.
Theo đó, việc điều tiết giá khí sẽ theo nguyên tắc: Tổng số lượng tiền bù cho Cà Mau không vượt quá số tiền đã thu được từ Phú Mỹ và giá khí bù cho Cà Mau không thấp hơn giá khí của Phú Mỹ.
Hiện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) - đơn vị thành viên của PVN đang quản lý - vận hành 3 hệ thống khí là Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3 Cà Mau với chiều dài gần 1.000 km đường ống cung cấp khí cho sản xuất điện, đạm và các hộ tiêu thụ công nghiệp khác.
Tại thị trường Việt Nam, PV Gas đang mua nhiên liệu khí từ các mỏ khí khác nhau theo giá thị trường, được định giá trên cơ sở trữ lượng mỏ khí, vị trí mỏ và tổng vốn đầu tư vào mỏ khí. Theo đó, giá khí ở miền Đông (gồm khí Nam Côn Sơn và Cửu Long) thường thấp hơn 2-3 USD/1 triệu BTU so với giá khí miền Tây (khí PM3 Cà Mau).
Với cơ chế giá khí như hiện nay, các hộ tiêu thụ khí thường ưu tiên huy động khí Miền Đông cao gấp đôi so với nghĩa vụ cấp khí của PV Gas khiến cho các mỏ ở khu vực này bị suy giảm nhanh, ngập nước sớm và hệ số thu hồi giảm. Trong khi đó, khí Miền Tây chỉ được huy động thấp nên bị dư thừa.
Theo PV Gas, việc sớm xây dựng và thông qua chính sách giá khí thống nhất cho thị trường sẽ là giải pháp quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn khí hiện nay phục vụ cho sản xuất điện và phân đạm./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)