Chiều 20/8, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết liên quan đến công tác triển khai di dời một số trụ sở các cơ quan bộ, ngành Trung ương ra ngoài nội đô thành phố, ngoài 8 bộ, ngành đã thực hiện chủ trương di dời, 11 bộ, ngành khác cũng đã được chấp thuận chủ trương di dời ra khỏi khu vực nội đô thành phố.
Yêu cầu di dời các bộ, ngành khỏi khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội (là khu vực được giới hạn từ bờ Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, trên địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ) đã được đặt ra từ nhiều năm nay.
Tính đến thời điểm này, 8 cơ quan đã và đang thực hiện chủ trương di dời gồm Bộ Nội Vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.
11 cơ quan khác được cấp thẩm quyền chấp nhận chủ trương đề xuất di dời do không phù hợp định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu được duyệt; cơ sở vật chất cũ đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
11 cơ quan được đề xuất di dời gồm Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục thống kê.
Theo tính toán của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, tổng quỹ đất để bố trí di dời các cơ quan bộ, ngành khoảng trên 97ha. Trong đó, thành phố đã dành hơn 20ha đất cho 8 cơ quan đã thực hiện chủ trương di dời. Quỹ đất dành cho 11 cơ quan được đề xuất di dời trên 70ha nằm tại Khu Trung tâm Tây Hồ Tây (27ha).
Bên cạnh đó, khu Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, tại xã Mễ Trì (Từ Liêm), sẽ có khoảng 30-50ha để bố trí trụ sở mới các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể...
Tổng diện tích quỹ đất sau di dời ước tính khoảng 50,8ha. Trong đó, phần đất dôi dư thuộc các cơ quan đã di dời chiếm khoảng 3,48 ha. Phần còn lại thuộc quỹ đất các cơ quan xem xét thực hiện di dời trong giai đoạn sau.
Tuy diện tích không lớn nhưng hơn 50ha đất này được đánh giá là “đất vàng,” có giá trị kinh tế rất lớn vì trụ sở các bộ, ngành phần lớn đều nằm ở mặt đường các tuyến phố trung tâm Thủ đô.
Do vậy, quỹ đất này sẽ được ưu tiên phục vụ nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của khu vực, bố trí chức năng công cộng và các công trình tiện ích phục vụ đô thị.
Theo ý kiến một số chuyên gia, quỹ đất dôi dư sau khi di dời bộ, ngành chỉ nên dành cho mục đích công cộng, phục vụ cộng đồng dân cư và phải hạn chế tới mức thấp nhất việc cho phép xây dựng các khu nhà ở, căn hộ chung cư cao tầng./.
Yêu cầu di dời các bộ, ngành khỏi khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội (là khu vực được giới hạn từ bờ Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, trên địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ) đã được đặt ra từ nhiều năm nay.
Tính đến thời điểm này, 8 cơ quan đã và đang thực hiện chủ trương di dời gồm Bộ Nội Vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.
11 cơ quan khác được cấp thẩm quyền chấp nhận chủ trương đề xuất di dời do không phù hợp định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu được duyệt; cơ sở vật chất cũ đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
11 cơ quan được đề xuất di dời gồm Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục thống kê.
Theo tính toán của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, tổng quỹ đất để bố trí di dời các cơ quan bộ, ngành khoảng trên 97ha. Trong đó, thành phố đã dành hơn 20ha đất cho 8 cơ quan đã thực hiện chủ trương di dời. Quỹ đất dành cho 11 cơ quan được đề xuất di dời trên 70ha nằm tại Khu Trung tâm Tây Hồ Tây (27ha).
Bên cạnh đó, khu Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, tại xã Mễ Trì (Từ Liêm), sẽ có khoảng 30-50ha để bố trí trụ sở mới các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể...
Tổng diện tích quỹ đất sau di dời ước tính khoảng 50,8ha. Trong đó, phần đất dôi dư thuộc các cơ quan đã di dời chiếm khoảng 3,48 ha. Phần còn lại thuộc quỹ đất các cơ quan xem xét thực hiện di dời trong giai đoạn sau.
Tuy diện tích không lớn nhưng hơn 50ha đất này được đánh giá là “đất vàng,” có giá trị kinh tế rất lớn vì trụ sở các bộ, ngành phần lớn đều nằm ở mặt đường các tuyến phố trung tâm Thủ đô.
Do vậy, quỹ đất này sẽ được ưu tiên phục vụ nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của khu vực, bố trí chức năng công cộng và các công trình tiện ích phục vụ đô thị.
Theo ý kiến một số chuyên gia, quỹ đất dôi dư sau khi di dời bộ, ngành chỉ nên dành cho mục đích công cộng, phục vụ cộng đồng dân cư và phải hạn chế tới mức thấp nhất việc cho phép xây dựng các khu nhà ở, căn hộ chung cư cao tầng./.
Minh Nghĩa (TTXVN)