Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, việc hướng tới đề xuất trình Chính phủ công nhận "Ngày đọc sách Việt Nam" góp phần thúc đẩy và phát triển một xã hội học tập, nhằm không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người trong thời đại khoa học-kỹ thuật, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo khoa học "Văn hóa đọc và ngày đọc sách Việt Nam" được tổ chức ngày 8/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh phát triển văn hóa đọc là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công.
Tại hội thảo, ba nhóm vấn đề chính được các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa và những người quan tâm đến văn hóa đọc tập trung thảo luận là thực trạng văn hóa đọc hiện nay và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa đọc; xu hướng phát triển văn hóa đọc trong thời gian tới; những cơ sở lý luận, thực tiễn để chọn "Ngày đọc sách Việt Nam."
Theo đánh giá của đa số đại biểu, ở Việt Nam, trong mấy chục năm qua, văn hóa đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm chưa được 4.000 tên sách nhưng đến nay toàn quốc đã có 64 nhà xuất bản, với số lượng sách xuất bản xấp xỉ 25.000 tên sách/năm, tăng hơn 6 lần, đạt mức hưởng thụ bình quân 3,2 bản sách/người/năm.
Thời gian gần đây, các thư viện tư nhân, thư viện dòng họ, thư viện gia đình phát triển với những bộ sưu tập sách có giá trị và phong phú. Đặc biệt, sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội tạo ra một phương thức đọc hiện đại, mà qua đó người đọc dễ dàng tiếp cận với hàng nghìn cuốn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau.
Bên cạnh những mặt tích cực, các đại biểu cũng chỉ ra những mặt hạn chế nhất định của văn hóa đọc Việt Nam như chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hóa đọc trên bình diện quốc gia nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng cùng tham gia phát triển văn hóa đọc. Thêm vào đó, mức hưởng thụ đọc giữa người dân thành thị và nông thôn còn mất cân đối; chất lượng sách chưa đồng đều, thiếu vắng những tác phẩm có giá trị cao. Văn hóa đọc đang có nguy cơ bị các phương tiện nghe nhìn lấn át, làm suy thoái thói quen đọc của công chúng.
Từ thực trạng trên, các đại biểu nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc phát triển văn hóa đọc đối với từng người, từng gia đình và cả cộng đồng; đồng thời khẳng định cần lựa chọn một ngày là "Ngày đọc sách Việt Nam," để ngày này chính thức trở thành ngày hội tôn vinh văn hóa đọc.
"Ngày đọc sách Việt Nam" sẽ góp phần phát triển, nâng cao và "hiệu chỉnh" văn hóa đọc, kịp thời cổ vũ và động viên những người làm nghề xuất bản, phát hành, thư viện...; tạo thêm một hình thức hoạt động giải trí lành mạnh phù hợp với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh sống và hoạt động của con người./.
Phát biểu tại hội thảo khoa học "Văn hóa đọc và ngày đọc sách Việt Nam" được tổ chức ngày 8/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh phát triển văn hóa đọc là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công.
Tại hội thảo, ba nhóm vấn đề chính được các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa và những người quan tâm đến văn hóa đọc tập trung thảo luận là thực trạng văn hóa đọc hiện nay và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa đọc; xu hướng phát triển văn hóa đọc trong thời gian tới; những cơ sở lý luận, thực tiễn để chọn "Ngày đọc sách Việt Nam."
Theo đánh giá của đa số đại biểu, ở Việt Nam, trong mấy chục năm qua, văn hóa đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm chưa được 4.000 tên sách nhưng đến nay toàn quốc đã có 64 nhà xuất bản, với số lượng sách xuất bản xấp xỉ 25.000 tên sách/năm, tăng hơn 6 lần, đạt mức hưởng thụ bình quân 3,2 bản sách/người/năm.
Thời gian gần đây, các thư viện tư nhân, thư viện dòng họ, thư viện gia đình phát triển với những bộ sưu tập sách có giá trị và phong phú. Đặc biệt, sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội tạo ra một phương thức đọc hiện đại, mà qua đó người đọc dễ dàng tiếp cận với hàng nghìn cuốn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau.
Bên cạnh những mặt tích cực, các đại biểu cũng chỉ ra những mặt hạn chế nhất định của văn hóa đọc Việt Nam như chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hóa đọc trên bình diện quốc gia nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng cùng tham gia phát triển văn hóa đọc. Thêm vào đó, mức hưởng thụ đọc giữa người dân thành thị và nông thôn còn mất cân đối; chất lượng sách chưa đồng đều, thiếu vắng những tác phẩm có giá trị cao. Văn hóa đọc đang có nguy cơ bị các phương tiện nghe nhìn lấn át, làm suy thoái thói quen đọc của công chúng.
Từ thực trạng trên, các đại biểu nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc phát triển văn hóa đọc đối với từng người, từng gia đình và cả cộng đồng; đồng thời khẳng định cần lựa chọn một ngày là "Ngày đọc sách Việt Nam," để ngày này chính thức trở thành ngày hội tôn vinh văn hóa đọc.
"Ngày đọc sách Việt Nam" sẽ góp phần phát triển, nâng cao và "hiệu chỉnh" văn hóa đọc, kịp thời cổ vũ và động viên những người làm nghề xuất bản, phát hành, thư viện...; tạo thêm một hình thức hoạt động giải trí lành mạnh phù hợp với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh sống và hoạt động của con người./.
Việt Hà (TTXVN)