Trong một động thái được xem là tích cực đối với quyết tâm xin gia nhập Liên hợp quốc với quy chế quốc gia thành viên đầy đủ của Palestine, ngày 28/9, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp ngắn và quyết định trao cho một ủy ban chuyên trách xem xét đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Palestine.
Dự kiến Ủy ban này sẽ nhóm họp lần đầu tiên vào thứ 6 tuần này.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Libanon tại Liên hợp quốc Nawaf Salam, nước đang giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cho biết ông sẽ chuyển đơn của Palestine cho Ủy ban kết nạp các thành viên mới của Liên hợp quốc để xem xét.
Tuyên bố này đã không vấp phải sự phản đối nào của các nước ủy viên Hội đồng Bảo an. Đại sứ Salam nêu rõ: “Tôi sẽ chuyển đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Palestine cho Ủy ban kế nạp các thành viên mới để xem xét và sau đó là đưa ra báo cáo kết quả. Vì hiện không có sự phản đối nào của các nước uỷ viên, nên quyết định này đã được thông qua.”
Trước động thái trên, Đại sứ Palestine tại Liên Hợp Quốc, ông Riyad Mansour đã hoan nghênh quyết định này và coi đây là bước đi đầu tiên hướng tới sự công nhận một nhà nước độc lập của người Palestine.
Đại sứ Mansour nói: “Chúng tôi cảm ơn các thành viên của Hội đồng Bảo an đã quan tâm đến nguyện vọng của chúng tôi. Quá trình này sẽ tiến triển từng bước và chúng tôi hy vọng rằng Hội đồng Bảo an sẽ gánh vác trách nhiệm của mình và phê duyệt lá đơn của chúng tôi.”
Ông Mansour cũng bày tỏ hy vọng quá trình này sẽ không kéo dài quá lâu, và tất cả các thành viên của Hội đồng bảo an sẽ đưa ra đánh giá sớm trong cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra vào thứ 6 này.
Thông thường, thời gian xem xét việc kết nạp thành viên mới tối đa là 35 ngày. Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao, “cuộc mặc cả” này có thể phải kéo dài nhiều tuần, thậm chí là lâu hơn nữa.
Trong số 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an, 2 nước ủy viên thường trực là Nga, Trung Quốc cùng 4 quốc gia khác là Ấn Độ, Brazil, Libanon và Nam Phi đã công khai ủng hộ Palestine. Trong khi đó, Mỹ dọa sẽ dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an để cản trở nỗ lực của Palestine.
Các nước Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Đức có thể sẽ bỏ phiếu chống. Bốn nước còn lại là Bosnia and Herzegovina, Colombia, Gabon và Nigeria hiện chưa thể hiện rõ lập trường./.
Dự kiến Ủy ban này sẽ nhóm họp lần đầu tiên vào thứ 6 tuần này.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Libanon tại Liên hợp quốc Nawaf Salam, nước đang giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cho biết ông sẽ chuyển đơn của Palestine cho Ủy ban kết nạp các thành viên mới của Liên hợp quốc để xem xét.
Tuyên bố này đã không vấp phải sự phản đối nào của các nước ủy viên Hội đồng Bảo an. Đại sứ Salam nêu rõ: “Tôi sẽ chuyển đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Palestine cho Ủy ban kế nạp các thành viên mới để xem xét và sau đó là đưa ra báo cáo kết quả. Vì hiện không có sự phản đối nào của các nước uỷ viên, nên quyết định này đã được thông qua.”
Trước động thái trên, Đại sứ Palestine tại Liên Hợp Quốc, ông Riyad Mansour đã hoan nghênh quyết định này và coi đây là bước đi đầu tiên hướng tới sự công nhận một nhà nước độc lập của người Palestine.
Đại sứ Mansour nói: “Chúng tôi cảm ơn các thành viên của Hội đồng Bảo an đã quan tâm đến nguyện vọng của chúng tôi. Quá trình này sẽ tiến triển từng bước và chúng tôi hy vọng rằng Hội đồng Bảo an sẽ gánh vác trách nhiệm của mình và phê duyệt lá đơn của chúng tôi.”
Ông Mansour cũng bày tỏ hy vọng quá trình này sẽ không kéo dài quá lâu, và tất cả các thành viên của Hội đồng bảo an sẽ đưa ra đánh giá sớm trong cuộc thảo luận đầu tiên diễn ra vào thứ 6 này.
Thông thường, thời gian xem xét việc kết nạp thành viên mới tối đa là 35 ngày. Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao, “cuộc mặc cả” này có thể phải kéo dài nhiều tuần, thậm chí là lâu hơn nữa.
Trong số 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an, 2 nước ủy viên thường trực là Nga, Trung Quốc cùng 4 quốc gia khác là Ấn Độ, Brazil, Libanon và Nam Phi đã công khai ủng hộ Palestine. Trong khi đó, Mỹ dọa sẽ dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an để cản trở nỗ lực của Palestine.
Các nước Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Đức có thể sẽ bỏ phiếu chống. Bốn nước còn lại là Bosnia and Herzegovina, Colombia, Gabon và Nigeria hiện chưa thể hiện rõ lập trường./.
(TTXVN/Vietnam+)