Từ ngày 1/7 tới, mũ bảo hiểm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường sẽ chỉ gắn dấu CR, thay cho dấu CS và tem nhập khẩu. Tuy nhiên, việc dán dấu này sẽ do doanh nghiệp tự làm, theo hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Trước lo ngại doanh nghiệp sẽ “làm ẩu,” phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ).
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm
- Trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quy định mũ bảo hiểm sản xuất trong nước phải dán dấu CS, vậy tại sao nay lại phải chuyển sang dấu CR?
Ông Trần Văn Vinh: Trước tiên, cần hiểu dấu CS thể hiện loại mũ bảo hiểm phù hợp tiêu chuẩn, còn dấu CR là phù hợp quy chuẩn. Tiêu chuẩn là do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng, còn quy chuẩn thì doanh nghiệp buộc phải áp dụng.
Trước kia, doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trong nước thì sử dụng dấu CS, với mũ nhập khẩu thì dán dấu “đã kiểm tra” để thể hiện mũ đạt chuẩn. Khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa không được phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu và đặc biệt theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở tiêu chuẩn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm, bắt buộc doanh nghiệp áp dụng. Đó là lý do có dấu CR vào ngày 15/11/2008 để thay thế cho 2 loại dấu trên.
Từ thời điểm đó đến nay, 3 loại dấu trên vẫn hợp pháp cùng tồn tại bởi chưa có quy định hủy 2 loại dấu còn lại. Chính việc có quá nhiều dấu làm công tác quản lý phức tạp. Do đó, ngày 31/12/2009, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 23/2009/TT-BKHCN quy định từ ngày 01/7/2010 sẽ thống nhất một loại dấu CR cho mũ bảo hiểm. Những loại dấu khác như CS đối với hàng hóa sản xuất trong nước và “đã kiểm tra” đối với hàng hóa nhập khẩu gắn trên mũ bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực.
Hiện nay, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương đang phối hợp cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn để được chuyển đổi sang dấu CR.
- Các doanh nghiệp có phàn nàn họ gặp phải khó khăn gì về việc chuyển đổi này không, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Chúng tôi đã cùng các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương thông báo tới các doanh nghiệp ngay sau khi Thông tư được ban hành. Các doanh nghiệp đã thống kê và đang được được các Chi cục và các tổ chức chứng nhận kiểm tra, đánh giá. Mũ bảo hiểm đạt chất lượng thì được gắn dấu hợp quy CR.
Hiện nay, có 2 luồng thông tin trái chiều. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, làm ăn nghiêm túc rất hưởng ứng để tránh sự nhập nhèm, lẫn lộn. Còn doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh mang tính chộp giật, không quan tâm chất lượng thì lại phàn nàn đây là việc khó khăn. Những cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm giả, nhập lậu, giả chứng nhận thì tìm cách chạy trốn, không hợp tác…
- Dấu CR do nhà nước in, rồi giao cho các doanh nghiệp hay doanh nghiệp tự động in và gắn lên sản phẩm?
Ông Trần Văn Vinh: Dấu CR là do doanh nghiệp tự in và gắn lên mũ bảo hiểm và họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này.
Quy trình của việc gắn dấu là: Doanh nghiệp phải được một đơn vị có thẩm quyền chứng nhận đạt quy chuẩn và sau đó phải công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cuối cùng là gắn dấu hợp quy CR.
Về cơ bản, dấu CR được cơ quan quản lý hướng dẫn về hình vẽ, cách thể hiện... Còn kích cỡ, vị trí,... thì tùy từng doanh nghiệp quy định, miễn sao phải bảo đảm người tiêu dùng dễ thấy, dễ phát hiện được chữ.
Đây cũng là phương pháp mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
- Để doanh nghiệp tự chủ dán dấu CR cũng sẽ tạo “cơ hội” cho nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà làm ra dấu CR giả, hoặc dán CR lên những chiếc mũ chưa đạt chất lượng. Về việc này, Tổng cục sẽ có biện pháp gì?
Ông Trần Văn Vinh: Tiền hoặc các hình ảnh phức tạp khác hiện nay được làm giả rất nhiều, do đó việc làm giả dấu CS hay CR sẽ đều không khó. Thực tế, dấu CE của Châu Âu và các dấu khác trên thế giới cũng được giao cho doanh nghiệp tự in và gắn lên sản phẩm. Dấu hợp quy CR chỉ là cái để cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhận biết sản phẩm này chịu sự quản lý và đạt quy chuẩn mà thôi. Bên cạnh đó, sản phẩm phải có bằng chứng là được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Khi doanh nghiệp được gắn dấu CR, định kỳ 6 tháng/lần, đơn vị chứng nhận sẽ đến để kiểm tra, đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về mũ bảo hiểm.
Còn phía cơ quan quản lý, chúng tôi sẽ tiến hành hậu kiểm đột xuất trên thị trường hoặc nơi sản xuất, nếu thấy sản phẩm không đạt chất lượng sẽ xử lý cả đơn vị sản xuất lẫn đơn vị chứng nhận…
Ngoài ra, Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Trong Luật này cũng quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm. Điều này sẽ giải quyết một phần vấn nạn mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Đưa vào diện kinh doanh có điều kiện
- Có một thực tế hiện nay tại nhiều nơi, người ta có bán loại mũ bảo hiểm trị giá chưa đến 30.000 đồng. Những loại mũ này có đạt tiêu chuẩn không?
Ông Trần Văn Vinh: Chúng tôi đã tổ chức nhiều đợt đi kiểm tra và xử phạt. Tuy nhiên, lực lượng kiểm tra, thanh tra không thể liên tục, hàng ngày được vì sau khi đoàn đi thì họ lại bầy ra bán. Có thể khẳng định khẳng định, mũ bảo hiểm với giá 30.000 đồng thì không đạt quy chuẩn được.
Thậm chí, nhiều người bán mũ bảo hiểm không tem, nhãn mác bên lề đường, thấy đoàn kiểm tra còn trưng biển “mũ cho người đi bộ,” để thanh tra không có lý do xử lý được.
- Chẳng nhẽ cơ quan chức năng lại bó tay với hiện tượng này, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Thực tế có rất nhiều người sử dụng mũ bảo hiểm giá rẻ để đối phó với lực lượng công an nên tạo điều kiện cho những tiểu thương tiếp tục bán hàng. Do đó, ý thức của người tham gia giao thông mới là yếu tố quan trọng.
Suy cho cùng, chính việc mũ bảo hiểm giá rẻ, kém chất lượng làm cho các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm hợp quy rơi vào tình trạng khó khăn. Vừa qua, một số doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chủ động đề nghị Nhà nước đưa mũ bảo hiểm vào mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện. Đây cũng là ý kiến của Tổng cục bởi trước đó, chúng tôi đã có văn bản kiến nghị với các Bộ, Chính phủ về việc này.
Cụ thể, với doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm phải có trang thiết bị, máy móc tối thiểu nào đó, có thiết bị kiểm tra… Khi kinh doanh, phải có cửa hàng, đăng ký kinh doanh, mũ phải được dán dấu CR và phải có giấy chứng nhận hợp quy dán ở cửa hàng để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết… Đây là điều kiện giúp cơ quan quản lý, người tiêu dùng phát hiện đâu là mũ bảo hiểm hợp quy và an toàn khi sử dụng.
Rất may, kiến nghị ấy đã được xem xét và đang trong quá trình xây dựng Dự thảo sửa đổi Nghị định 59/2006/NĐ-CP, đưa mũ bảo hiểm vào sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
- Trong khi chờ đợi Nghị định 59 được sửa đổi xong và Luật Bảo vệ người tiêu dùng được thông qua, xin ông “mách nước” giúp người tiêu dùng có được chiếc mũ bảo hiểm tốt?
Ông Trần Văn Vinh: Theo tôi, người tiêu dùng phải nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, từ đó tự nguyện đội và mong muốn có được mũ có chất lượng. nên mua ở các cửa hàng, đại lý chính hãng của các công ty mình tin tưởng, mũ có gắn dấu hợp quy, chứng chỉ hợp quy bày tại của hàng. Ngoài ra, khi mua nên chọn những mũ cứng cáp, tránh mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, dọc đường và không nên ham rẻ.
Xin cảm ơn ông!
Trước lo ngại doanh nghiệp sẽ “làm ẩu,” phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ).
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm
- Trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quy định mũ bảo hiểm sản xuất trong nước phải dán dấu CS, vậy tại sao nay lại phải chuyển sang dấu CR?
Ông Trần Văn Vinh: Trước tiên, cần hiểu dấu CS thể hiện loại mũ bảo hiểm phù hợp tiêu chuẩn, còn dấu CR là phù hợp quy chuẩn. Tiêu chuẩn là do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng, còn quy chuẩn thì doanh nghiệp buộc phải áp dụng.
Trước kia, doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trong nước thì sử dụng dấu CS, với mũ nhập khẩu thì dán dấu “đã kiểm tra” để thể hiện mũ đạt chuẩn. Khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa không được phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu và đặc biệt theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở tiêu chuẩn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm, bắt buộc doanh nghiệp áp dụng. Đó là lý do có dấu CR vào ngày 15/11/2008 để thay thế cho 2 loại dấu trên.
Từ thời điểm đó đến nay, 3 loại dấu trên vẫn hợp pháp cùng tồn tại bởi chưa có quy định hủy 2 loại dấu còn lại. Chính việc có quá nhiều dấu làm công tác quản lý phức tạp. Do đó, ngày 31/12/2009, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 23/2009/TT-BKHCN quy định từ ngày 01/7/2010 sẽ thống nhất một loại dấu CR cho mũ bảo hiểm. Những loại dấu khác như CS đối với hàng hóa sản xuất trong nước và “đã kiểm tra” đối với hàng hóa nhập khẩu gắn trên mũ bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực.
Hiện nay, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương đang phối hợp cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn để được chuyển đổi sang dấu CR.
- Các doanh nghiệp có phàn nàn họ gặp phải khó khăn gì về việc chuyển đổi này không, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Chúng tôi đã cùng các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương thông báo tới các doanh nghiệp ngay sau khi Thông tư được ban hành. Các doanh nghiệp đã thống kê và đang được được các Chi cục và các tổ chức chứng nhận kiểm tra, đánh giá. Mũ bảo hiểm đạt chất lượng thì được gắn dấu hợp quy CR.
Hiện nay, có 2 luồng thông tin trái chiều. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, làm ăn nghiêm túc rất hưởng ứng để tránh sự nhập nhèm, lẫn lộn. Còn doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh mang tính chộp giật, không quan tâm chất lượng thì lại phàn nàn đây là việc khó khăn. Những cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm giả, nhập lậu, giả chứng nhận thì tìm cách chạy trốn, không hợp tác…
- Dấu CR do nhà nước in, rồi giao cho các doanh nghiệp hay doanh nghiệp tự động in và gắn lên sản phẩm?
Ông Trần Văn Vinh: Dấu CR là do doanh nghiệp tự in và gắn lên mũ bảo hiểm và họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này.
Quy trình của việc gắn dấu là: Doanh nghiệp phải được một đơn vị có thẩm quyền chứng nhận đạt quy chuẩn và sau đó phải công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cuối cùng là gắn dấu hợp quy CR.
Về cơ bản, dấu CR được cơ quan quản lý hướng dẫn về hình vẽ, cách thể hiện... Còn kích cỡ, vị trí,... thì tùy từng doanh nghiệp quy định, miễn sao phải bảo đảm người tiêu dùng dễ thấy, dễ phát hiện được chữ.
Đây cũng là phương pháp mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
- Để doanh nghiệp tự chủ dán dấu CR cũng sẽ tạo “cơ hội” cho nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà làm ra dấu CR giả, hoặc dán CR lên những chiếc mũ chưa đạt chất lượng. Về việc này, Tổng cục sẽ có biện pháp gì?
Ông Trần Văn Vinh: Tiền hoặc các hình ảnh phức tạp khác hiện nay được làm giả rất nhiều, do đó việc làm giả dấu CS hay CR sẽ đều không khó. Thực tế, dấu CE của Châu Âu và các dấu khác trên thế giới cũng được giao cho doanh nghiệp tự in và gắn lên sản phẩm. Dấu hợp quy CR chỉ là cái để cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhận biết sản phẩm này chịu sự quản lý và đạt quy chuẩn mà thôi. Bên cạnh đó, sản phẩm phải có bằng chứng là được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Khi doanh nghiệp được gắn dấu CR, định kỳ 6 tháng/lần, đơn vị chứng nhận sẽ đến để kiểm tra, đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về mũ bảo hiểm.
Còn phía cơ quan quản lý, chúng tôi sẽ tiến hành hậu kiểm đột xuất trên thị trường hoặc nơi sản xuất, nếu thấy sản phẩm không đạt chất lượng sẽ xử lý cả đơn vị sản xuất lẫn đơn vị chứng nhận…
Ngoài ra, Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Trong Luật này cũng quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm. Điều này sẽ giải quyết một phần vấn nạn mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Đưa vào diện kinh doanh có điều kiện
- Có một thực tế hiện nay tại nhiều nơi, người ta có bán loại mũ bảo hiểm trị giá chưa đến 30.000 đồng. Những loại mũ này có đạt tiêu chuẩn không?
Ông Trần Văn Vinh: Chúng tôi đã tổ chức nhiều đợt đi kiểm tra và xử phạt. Tuy nhiên, lực lượng kiểm tra, thanh tra không thể liên tục, hàng ngày được vì sau khi đoàn đi thì họ lại bầy ra bán. Có thể khẳng định khẳng định, mũ bảo hiểm với giá 30.000 đồng thì không đạt quy chuẩn được.
Thậm chí, nhiều người bán mũ bảo hiểm không tem, nhãn mác bên lề đường, thấy đoàn kiểm tra còn trưng biển “mũ cho người đi bộ,” để thanh tra không có lý do xử lý được.
- Chẳng nhẽ cơ quan chức năng lại bó tay với hiện tượng này, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Thực tế có rất nhiều người sử dụng mũ bảo hiểm giá rẻ để đối phó với lực lượng công an nên tạo điều kiện cho những tiểu thương tiếp tục bán hàng. Do đó, ý thức của người tham gia giao thông mới là yếu tố quan trọng.
Suy cho cùng, chính việc mũ bảo hiểm giá rẻ, kém chất lượng làm cho các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm hợp quy rơi vào tình trạng khó khăn. Vừa qua, một số doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chủ động đề nghị Nhà nước đưa mũ bảo hiểm vào mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện. Đây cũng là ý kiến của Tổng cục bởi trước đó, chúng tôi đã có văn bản kiến nghị với các Bộ, Chính phủ về việc này.
Cụ thể, với doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm phải có trang thiết bị, máy móc tối thiểu nào đó, có thiết bị kiểm tra… Khi kinh doanh, phải có cửa hàng, đăng ký kinh doanh, mũ phải được dán dấu CR và phải có giấy chứng nhận hợp quy dán ở cửa hàng để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết… Đây là điều kiện giúp cơ quan quản lý, người tiêu dùng phát hiện đâu là mũ bảo hiểm hợp quy và an toàn khi sử dụng.
Rất may, kiến nghị ấy đã được xem xét và đang trong quá trình xây dựng Dự thảo sửa đổi Nghị định 59/2006/NĐ-CP, đưa mũ bảo hiểm vào sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
- Trong khi chờ đợi Nghị định 59 được sửa đổi xong và Luật Bảo vệ người tiêu dùng được thông qua, xin ông “mách nước” giúp người tiêu dùng có được chiếc mũ bảo hiểm tốt?
Ông Trần Văn Vinh: Theo tôi, người tiêu dùng phải nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, từ đó tự nguyện đội và mong muốn có được mũ có chất lượng. nên mua ở các cửa hàng, đại lý chính hãng của các công ty mình tin tưởng, mũ có gắn dấu hợp quy, chứng chỉ hợp quy bày tại của hàng. Ngoài ra, khi mua nên chọn những mũ cứng cáp, tránh mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, dọc đường và không nên ham rẻ.
Xin cảm ơn ông!
Theo ông Trần Văn Vinh, đơn vị chứng nhận dấu hợp chuẩn là các tổ chức kỹ thuật như các Trung tâm kỹ thuật 1, 2, 3, Trung tâm Quarcert của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng. Còn đơn vị kiểm tra là các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra các Sở Khoa học và Công nghệ…
|
Trung Hiền (Vietnam+)